Các nhà khoa học thế giới đã nhận ra sự nguy hiểm của một thiên thạchkhổng lồ mang tên 2004 BL86, di chuyển với vận tốc lên tới 35.000 dặm/giờ. Đồng thời, thiên thạch này cũng được cảnh báo sẽ tạo ra một cơn chấn động khủng khiếp với quỹ đạo của Trái đất nếu nó va chạm vào ngày 26/1.
Tuy nhiên, thật may là mọi lo lắng của giới thiên văn đã không trở thành hiện thực. Thiên thạch 2004 BL86 vừa được kết luận là chỉ bay sượt qua Trái đất.
Đây sẽ là thiên thạch bay gần nhất với địa cầu trong vòng hơn 10 năm nữa khi một thiên thạch lớn khác mang tên AN10 được cho là chỉ cách hành tinh xanh 19.000 dặm. Nó được phát hiện từ năm 2004 bởi Cục nghiên cứu Tiểu hành tinh Licoln tại New Mexico, Mỹ.
"Ngày 26/1, cộng đồng thiên văn học thế giới có cơ hội được chiêm ngưỡng cảnh tượng 200 năm có 1 lần khi thiên thạch khổng lồ bay ngang qua hành tinh của chúng ta'' - Tiến sĩ Don Yeomans, cựu giám đốc củ NASA nói.
''Và nó không nguy hiểm cho Trái đất mặc dù khoảng cách thực sự rất gần. Chính vì thế, chúng ta có thể quan sát được thiên thạch 2004 BL86 này" - Ông cho biết thêm.
Theo NASA, thiên thạch BL86 sẽ bốc cháy và phát sáng đủ mạnh để cho những người nghiệp dư nhất có thể chiêm ngưỡng với những kính thiên văn thông thường hoặc thậm chí là ống nhòm.
Theo VTC.
Bình luận