Thiên thạch 2004 BL86 với kích thước gấp 5 lần sân bóng đá vừa mới ghé thăm Trái đất của chúng ta, với khoảng cách gần nhất là 1,2 triệu km, gấp 3 lần khoảng cách so với Mặt Trăng. Do đó mà thiên thạch khổng lồ này không gây ra bất kì mối đe dọa nào đối với Trái đất. Tuy nhiên đây là một sự kiện thiên văn đặc biệt và được các nhà khoa học vô cùng quan tâm, vì phải mất đến 200 năm nữa thiên thạch này mới quay trở lại.

Do di chuyển với tốc độ rất nhanh cùng với khoảng cách so với Trái đất không quá xa, nên việc quan sát thiên thạch 2004 BL86 có thể thực hiện chỉ bằng những chiếc kính thiên văn thông thường. Các nhà khoa học cũng đa ghi lại những hình ảnh của thiên thạch khổng lồ này khi nó bay ngang qua Trái đất, và họ đã phát hiện ra một điều vô cùng thú vị.

Ảnh
Thiên thạch 2004 BL86 khi bay ngang qua Trái đất.

Các nhà khoa học phát hiện ra khoảng 16% kích thước của thiên thạch này là quỹ đạo của một thiên thể nhỏ hơn quay xung quanh nó, mà các nhà khoa học gọi nó là Mặt trăng của thiên thạch. Những hình ảnh này chưa thực sự rõ rang, nên rất có thể thiên thạch 2004 BL86 có tới hai Mặt trăng quay xung quanh, bởi vầng sáng bên ngoài nó là diễn ra liên tục.

Ảnh
Khoảng cách gần nhất giữa Trái đất và thiên thạch 2004 BL86.

Trong khi thiên thạch 2004 BL86 có kích thước chiều rộng khoảng 325m (nhỏ hơn rất nhiều so với tính toán trước đó của các nhà khoa học) thì các Mặt trăng của nó có kích thước khoảng 70m.

Các nhà khoa học cũng sử dụng sóng radar để xác định rõ hình ảnh của thiên thạch 2004 BL86. Tiến sĩ Don Yeomans, người phụ trách các dự án nghiên cứu vật thể gần Trái đất tại NASA, cũng là người theo dõi thiên thạch 2004 BL86 cho biết “bằng cách sử dụng sóng radar, chúng ta có thể biết được kích thước, hình dạng, tính chất chuyển động cũng như cả bề mặt của các thiên thạch. Kiến thức của chúng ta về các thiên thạch hiện nay là không nhiều, trong khi đó việc nghiên cứu các thiên thạch như 2004 BL86 là rất quan trọng. Vì đây chính là nguồn cung cấp các loại quặng kim loại với số lượng rất lớn trong tương lai, bên cạnh đó các thiên thạch này cũng có thể là trạm dừng chân để tiếp năng lượng trong khi chúng ta du hành vũ trụ”.

Việc phát hiện thiên thạch 2004 BL86 có Mặt trăng của riêng nó cũng là một điều thú vị mà trước đây các nhà khoa học chưa từng thấy. Các nhà khoa học cũng chưa lí giải được vì sao Mặt trăng nhỏ này có thể bay xung quanh thiên thạch 2004 BL86 trong khi vẫn di chuyển với tốc độ rất lớn. Thông thường các hành tinh giống như Trái đất dùng lực hấp dẫn của mình để giữ Mặt trăng ở trong quỹ đạo quay xung quanh nó. Tuy nhiên một thiên thạch có kích thước nhỏ hơn rất nhiều cũng đồng nghĩa với lực hấp dẫn của nó rất nhỏ cũng có thể giữ một thiên thể khác trong quỹ đạo ổn định là điều đáng ngạc nhiên.

Tiến sĩ Don Yeomans cũng cho biết thiên thạch 2004 BL86 sẽ ghé thăm Trái đất một lần nữa sau khoảng 200 năm. Tuy nhiên chúng ta sẽ không phải đợi lâu đên như vậy vì khoảng 12 năm nữa, một thiên thạch tương tự là 1999 AN10 sẽ bay ngang qua Trái đất.

Theo Genk. Nguồn Iflscience, Dailymail.




Bình luận

  • TTCN (0)