Khi đề án công bố vài năm trước có 202.586 người trên khắp thế giới tham gia ứng viên. Qua vòng tuyển chọn thứ nhất chỉ còn lại 100 người, trong đó có 16 người châu Á, Ấn Độ có đến 3 người được vào vòng chung kết…
Đề án khổng lồ và táo bạo một thời đã thu hút dư luận trên toàn thế giới đòi hỏi những người tham gia ứng viên phải có những phẩm chất khỏe mạnh, thông minh và có thần kinh…thép. Cách đây vài ngày con số hàng ngàn ứng viên trên đã được lọc lại còn 100 người, trong đó 39 người từ châu Mỹ, 31 người từ châu Âu, 16 người đến từ châu Á, châu Đại dương và châu Phi mỗi lục địa có bảy người.
100 người vào vòng chung kết để tiếp tục tranh nhau 40 suất lên định cư tại sao Hỏa và…qua đời tại đó. Chiến dịch đầy tham vọng của con người nhằm biến sao Hỏa thành “thuộc địa đỏ” của nền văn minh nhân loại. Trong số 40 người được chọn lên sao Hỏa sẽ được huấn luyện bảy năm của chương trình Mars One sau đó được tàu vũ trụ đưa lên mỗi chuyến chở bốn người. Trong đó ba ứng viên vào vòng chung kết của Ấn độ có Sight Bhatia, 29 tuổi đang là sinh viên khoa Điện toán của ĐH Florida (Mỹ), Rikita Sight, 29 tuổi, đang theo học tại Dubai và Shradha, 19 tuổi đến từ Kerala.
Theo nhà khoa học Bas Lansdorfp người sáng lập đề án Mars Ones cùng tham gia công tác tuyển chọn thì hầu hết những người tham gia ứng viên này họ có chung một suy nghĩ giống nhau là được…chôn xác của mình trên hành tinh đỏ… để nổi tiếng hơn so với việc chôn trên trái đất. Điều đáng nói là gia đình của những ứng viên này có người được ủng hộ hết mình, nhưng cũng có ứng viên bị gia đình phản đối kịch liệt. Chẳng hạn như anh Ken Sullivan là cha của bốn đứa trẻ sống ở bang Utah (Mỹ). Anh đã háo hức thi tuyển chọn, cô vợ biết được và dọa chia tay nếu anh bỏ năm mẹ con cô để lên sao Hỏa…vui thú. Tuy nhiên việc hăm dọa của vợ không làm anh lung lay tư tưởng mạo hiểm. Ken Sullivan là người được vào vòng chung kết, tức vòng 100 người. Điều đáng nói thứ hai là hiện nay giữa Ken và cô vợ đang tiến hành các thủ tục li dị vì không ai cản được cái sự…sung sướng của anh.
Đề án đưa người lên sống trên sao Hỏa có rất nhiều thách thức. Trên đó sẽ được các tàu vũ trụ chuyển các thiết bị dây chuyền và khép kín cực kì hiện đại lên để tạo nên những căn nhà kĩ thuật liên hoàn. Những căn nhà ấy sẽ trang bị các thiết bị hiện đại để tạo ra oxy, nước và nhiều thứ chất khác cần cho việc duy trì sự sống. Cùng với lương thực và nhiều loại giống cây được đưa lên. Mục tiêu của giới khoa học là trong những tổ hợp nhà liên hoàn và khép kín ấy sẽ tạo ra môi trường nhân tạo đủ để tồn tại sự sống như nước, không khí để trồng được các cây xanh, dần dần môi trường này sẽ được nhân rộng ra để đạt đến việc cải tạo môi trường sao Hỏa biến đổi nhằm tạo ra một bầu không khí đủ để cung cấp sự sống gần như quả đất.
Sao Hỏa cách trái đất bao xa và đi bao lâu sẽ tới?
Sao Hỏa là hành tinh thứ tư kể từ mặt trời, là hành tinh thứ hai gần trái đất nhất sau Venus (Vệ nữ). Sao hỏa cách quả đấy chúng ta 56 triệu km. Hiện nay thành tựu khoa học của con người đạt được qua việc chế tạo các tàu vũ trụ thì có những loại tàu để có thể đạt được đến sao Hỏa trong vòng 39 ngày kể từ ngày phóng đi và 289 ngày và nếu lấy tốc độ trung bình thì 162 ngày sau khi phóng, con người có thể có mặt trên sao Hỏa.
Theo Phapluattp.
Bình luận