Lần này, những ý kiến trái chiều xoay quanh câu hỏi: sao Hỏa - hay thường gọi là "hành tinh đỏ" thực sự có màu gì?
Những người theo thuyết ngờ vực (conspiracy theory) tin rằng trên thực tế, sao Hỏa có sắc xanh da trời và xanh lá cây nhiều hơn là sắc đỏ.
Họ khẳng định Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ đã điều chỉnh màu sắc thật trong các tấm ảnh gửi về từ sao Hỏa để chúng có màu đỏ, cam và hồng. Đây là một nỗ lực nhằm che giấu dấu hiệu sự sống trên hành tinh này.
Cuộc tranh luận về màu sắc thực của sao Hỏa bùng nổ dữ dội từ những năm 1970 khi tàu vũ trụ Viking 1 của NASA trở thành tàu vũ trụ đầu chiên chạm đến hành tinh đỏ.
Những bức ảnh đầu tiên mà Viking 1 gửi về cho thấy một bầu trời màu xanh dương, khá giống với bầu trời được nhìn từ Trái Đất. Việc đó làm dấy lên hi vọng về khả năng có sự sống trên sao Hỏa.
Thành viên nhóm phi hành gia trên tàu Viking khi đó, Carl Sagan tuyên bố trong một cuộc họp báo không lâu sau đó: "Bất chấp ấn tượng hiển hiện trên những bức ảnh này, bầu trời trên sao Hỏa không phải màu xanh... Trên thực tế, nó có sắc hồng".
Bầu trời nhìn từ Trái Đất có màu xanh do một hiện tượng có tên là "tán xạ Rayleigh (đặt theo tên nhà vật lí học Lord Rayleigh).
Theo đó, các phân tử màu xanh dương của ánh sáng bị tán xạ bởi bầu khí quyển Trái Đất. Trên sao Hỏa diễn ra hiệu ứng ngược lại. Lớp bụi trong bầu khí quyển sao Hỏa tán xạ các phần tử đỏ trong ánh sáng, khiến bầu trời nhìn có màu đỏ.
NASA khẳng định bầu trời màu xanh trong những bức ảnh đầu tiên gửi về từ sao Hỏa là do bộ lọc của tàu Viking đã xử lí ảnh thông qua độ cân bằng màu sắc chuẩn.
Nhưng không phải ai cũng bị thuyết phục bởi lí giải này từ NASA. Ron Levin, một nhà nghiên cứu tại trung tâm Lockheed Martin nhấn mạnh trong một báo cáo: "Sắc đỏ vượt trội được tìm thấy trên tất cả các mảng màu xanh da trời và xanh lá cây của sao Hỏa. Cường độ sáng lớn như vậy rõ ràng là không phù hợp với các mảng màu xám. Có vẻ như những tài liệu ảnh gốc đã bị chỉnh sửa trước khi công bố trước công chúng để biến các điểm ảnh màu xanh lá cây và xanh da trời thành màu xám, kết quả là khiến cả bức ảnh thay đổi hoàn toàn".
Những người theo thuyết ngờ vực thậm chí còn đưa ra những nghi vấn điên rồ hơn: "Các bức ảnh đã được chỉnh sửa một cách sai trái nhằm tạo ấn tượng không có sự sống, không có chút rêu hay dương xỉ màu xanh lá cây nào trên sảo Hỏa".
Ngày nay, cả hai tàu thăm dò Opportunity và Curiosity đều được trang bị thêm những dải màu sắc vào thiết bị của mình với mục đích điều chỉnh màu sắc được phản chiếu sao cho gần với màu thật nhất. Kết quả là, những bức ảnh chụp sao Hỏa thường được biến đổi để tạo sắc đỏ và hồng được tạo nên bởi lớp bụi chứa đầy sắt bao phủ bầu khí quyển hành tinh này.
Nhưng ngay cả NASA cũng phải thú nhận không có khoa học chính xác trong việc quyết định màu sắc thực của những tấm hình về sao Hỏa. Sự cân bằng màu sắc mang tính chủ quan rất cao. Hơn nữa, bộ lọc mà hai tàu thăm dò trên sử dụng lại không hoàn toàn giống nhau.
Cũng như trong trường hợp tranh cãi về chiếc váy xanh - đen hay vàng - trắng, mọi người thường nhận định về màu sắc khác nhau.
Để chấm dứt các tranh cãi, NASA thường công bố nhiều bức ảnh khác nhau về sao Hỏa, bao gồm cả file ảnh gốc, chưa qua xử lí màu sắc và những tấm hình màu như thông thường.
Như để thêm vào cuộc tranh cãi vốn chưa có điểm dừng, mới đây tàu thăm dò Curiosity đã gửi về hình ảnh cho thấy dạng vật chất có màu xanh xám trong lòng đỉnh Telegraph trên sao Hỏa.
Theo VTC.
Bình luận