Ông Nguyễn Trọng Duy giám đốc chương trình học viện NIIT tại Việt Nam.

Một chương trình học bổng (HB) khá rầm rộ vừa được Học viện Công nghệ Thông tin NIIT công bố, đã bắt đầu cho học viên (HV) đăng ký dự tuyển từ ngày 4/8 và kết thúc vào ngày 23/9. Tuy nhiên khi phân tích sâu vào chương trình, mới thấy đây chỉ là chiêu bài của một vụ kinh doanh vớ bộn.

"Học bổng"

Chương trình HB của NIIT được công bố trong cuộc họp báo tại TPHCM, đồng thời cũng được đăng tải trên website tại địa chỉ: niit.vn. Dự kiến, chương trình sẽ cấp 2008 HB trên phạm vi cả nước, trong đó có 38 suất HB toàn phần 100% (học phí từ 2.100 - 3.000 USD/suất tuỳ TS trúng tuyển học chương trình nào), 157 suất HB 40%, 234 suất HB 20% và còn lại (1.579 suất) là HB 10%. Dựa vào kết quả thi tuyển (năng khiếu, Anh văn và phỏng vấn sau đó), NIIT sẽ ấn định mức HB cho HV.

"Thắp lửa khát vọng IT với 2008 HB đào tạo chuyên viên CNTT quốc tế", "với mục tiêu khuyến khích mọi cá nhân, và đặc biệt là các bạn vừa tốt nghiệp tú tài 2008 và các bạn sinh viên"... Đó là những lời quảng cáo rất kêu từ NIIT.

Ai hỗ trợ ai?

Nếu chỉ đọc qua những con số rất dễ bị choáng ngợp. Theo thông tin từ Trung tâm NIIT Nhà Rồng (TPHCM), mức học phí khoá 2 năm (chuyên viên) là 2.140 USD, khoá 3 năm 3.000 USD. Dự kiến tổng giá trị HB của NIIT hỗ trợ gồm: 38 suất HB toàn phần trị giá (tối đa) 114.000 USD; 157 suất HB 40% trị giá 134.392 USD; 234 suất HB 20% trị giá 100.152 USD; 1.579 suất HB 10% trị giá 337.906 USD.

Tổng cộng, NIIT sẽ "chi ra" khoảng 686.450 USD (11,6 tỉ đồng, nếu tính tỉ giá 1 USD "ăn" 17.000 đồng). Trên thực tế, NIIT đưa ra ràng buộc HV phải đóng tiền một lần và đóng tiền trong vòng bảy ngày mới được nhận các mức HB từ 10%-40%. Điều kiện này đã làm thay đổi bản chất của chương trình HB, biến nó từ chương trình mang tính hỗ trợ, xã hội trở thành chương trình mang tính mưu lợi để kinh doanh.

Cụ thể, nếu các HV phải đóng tiền một lần từ đầu cho cả khoá (giả thiết khoá hai năm), thì tổng số tiền phải đóng từ những HV được hưởng HB là 3.643.350 USD (từ mức HB 40% là 201.588 USD, từ mức 20% là 400.608 USD, từ mức 10% là 3.041.154 USD), quy ra tiền Việt gần 62 tỉ đồng (tính theo tỉ giá 1 USD ăn 17.000 đồng). Số tiền trên nếu gửi tiết kiệm kỳ hạn hai năm, lãi suất 15%/năm (biểu lãi suất Sacombank áp dụng từ ngày 30/7), thì tổng lãi thu về khoảng 18,5 tỉ đồng, trừ cho khoản "chi ra", NIIT vẫn còn bỏ túi gần 7 tỉ đồng.

"Mượn đầu heo nấu cháo"?

Với chương trình trên, một mặt NIIT mượn danh nghĩa trao HB với mục đích tốt đẹp để PR, làm thương hiệu; một mặt khác, NIIT đã có bài tính ngấm ngầm trục lợi. Theo một số chuyên gia trong ngành, những HV được nhận HB, có thể chêm vào những lớp chưa đủ số lượng HV (sĩ số chuẩn 20 học viên/lớp) khai giảng trong các tháng 8, 9 hoặc muộn hơn. Làm như thế, NIIT không phải mất gì thêm nhiều, mà chi phí có thể san sẻ qua cho các HV học đóng tiền gánh bớt.

Trên thực tế, HB của NIIT được cung cấp bằng chương trình đào tạo chứ không phải bằng tiền mặt, trong khi khoản thu về lại hoàn toàn là tiền mặt, như vậy NIIT bỏ "con săn sắt" để bắt... "con cá mập", lợi cả đôi bề. Hàng chục tỉ đồng thu trước NIIT không chỉ có thể gửi tiết kiệm, mà còn có thể đầu tư vào việc khác sinh lãi cao hơn.

Với cách làm trên, về thực chất NIIT không hề cấp HB cho HV với mức từ 10%-40%, mà ngược lại giống như một kiểu "mượn đầu heo nấu cháo". Điều này rõ hơn khi được biết, trường hợp HV đóng học phí từng tháng, NIIT chỉ giảm cho họ trong sáu tháng đầu, tính ra chỉ giảm lần lượt 2,5%, 5%, 10% cho cả khoá (đối với loại HB 10%, 20% và 40%). Chưa hết, sau khi HV được xét cấp HB phải nộp đặt cọc 150.000 đồng, nếu sau đó vì lý do gì HV không thể theo học thì mất luôn khoản tiền này.

Ý kiến của một số chuyên gia

Một cách giảm học phí

Trong website của FPT-Aptech giới thiệu về Học bổng (HB) Tài năng và HB Tiếp sức của FPT, đơn vị này đã so sánh cho rằng, cách trao HB thông qua thi tuyển đầu vào rồi quyết các mức 10%, 20%..., thực chất là hình thức giảm học phí (HP). Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống cũng cho rằng, trường hợp thu HP một lần của một khoá học hoặc nhiều khoá học, sau đó bớt giảm 10% hay 20%... là chiêu giảm HP phụ thuộc vào cách tính toán tài chính của các đơn vị đào tạo.

Song với cách làm này khiến cho các học viên (HV) ngộ nhận hoặc mơ hồ rằng đó là HB. Cách giảm HP như trên, tại TPHCM và nhiều địa phương khác đã và đang diễn ra, nhưng những đơn vị đào tạo đó gọi chính danh là giảm HP. "Chính vì thế, các HV trước khi tham gia phải tính toán kỹ thiệt hơn để không bị ảo tưởng, mắc bẫy trước những chiêu tiếp thị HB nhưng trên thực chất lại có những điều kiện ràng buộc như một cách để giảm HP" - tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống nói.

"Nếu tự tin thì không ràng buộc đóng tiền trước"

Theo tiến sĩ Lê Ngọc Trà-nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục tại TPHCM, HB có nhiều loại (toàn phần, bán phần hoặc một phần HP...) và nhiều hình thức (tiền mặt, HP, tiền ăn ở, tài trợ một đợt đi tham quan nghiên cứu...). HB thường được cấp cho những người học giỏi nhằm khuyến khích người ta phấn đấu học tốt hơn.

Trên thực tế, HB có tính chất cho không. Nếu có, điều kiện ràng buộc thường là về học lực, khu vực công tác, yêu cầu làm việc tại đơn vị v.v..., song không có loại HB nào lại đưa ra điều kiện ràng buộc phải đóng tiền một lần mới cho HB. "Ngày nay, có những loại HB mang tính chất khác, thiên về hỗ trợ, giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Các DN trao HB cũng vừa được tiếp thị, quảng cáo cho chính mình. Ngoài ra, việc DN cung cấp HB cũng là một cách chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm xã hội khi họ đã thừa hưởng chất xám trong xã hội. Song dù thế nào thì cũng không được ràng buộc phải đóng HP trước một lần mới được cấp HB" - tiến sĩ Lê Ngọc Trà nhấn mạnh.

Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống cho rằng, việc ràng buộc HV phải đóng HP trước mới được nhận HB cho thấy đơn vị cấp HB không tự tin, sợ HV học nửa chừng. "Nếu tự tin thì không ràng buộc gài thế đóng tiền trước như vậy. Phải phê phán sự ràng buộc quá quắt đó" - ông Tống nói: "Ngày nay nhiều đơn vị tiếp thị đánh lừa người ta ghê lắm. Nhiều đơn vị cấp HB, trên thực chất là lấy tiền của người ta cho lại người ta chứ họ không có một nguồn quỹ thật lòng để trao HB. Có thể nói thẳng đó là những xảo thuật tiếp thị nhân danh HB, Nhà nước và công luận phải phân tích để cảnh báo cho người dân biết".

Theo phân tích trên trang web của FPT-Aptech, việc giảm HP theo phần trăm như đã nói dễ kéo theo việc giảm chất lượng "vì HP được thu cần phải có phần chi lớn cho việc đầu tư vào đào tạo, công nghệ, cơ sở thiết bị, lương giảng viên, quản lý, dịch vụ gia tăng hỗ trợ việc học".

(theo Lao Động)




Bình luận

  • TTCN (59)
Hải Nam  30903

Học bổng mà đa số chỉ có 10% học phí thì nhận làm gì ! Đăng kí học qua dịch vụ nhiều khi còn được giảm gấp đôi.

Bài viết này nêu được vấn đề đúng, nhưng phân tích "NIIT bỏ túi 7 tỉ" sai bét nhè. Số học phí đó nếu không đóng vào đầu khoá học cũng sẽ đóng cho NIIT dần dần, chứ đâu phải học xong 2 năm mới đóng 62 tỉ đồng mà tính lãi suất 2 năm cho tổng số tiền đó.

Quang Trung  22192

Thì ước lượng vậy cho... dễ hiểu. Dù sao thì vụ này cũng mang lại nhiều lợi cho NIIT, không phải số tiền lãi ngân hàng đó.

Nemo Nguyen  21665

Bài này dùng biện pháp nghệ thuật "thậm xưng"... để làm rõ bản chất hiện tượng mô tả đó mà Big Grin

Thuỳ Linh

Bản thân mình cũng là học viên FPT- Aptech. Mình cũng đã từng hiểu những chính sách của FPT-Aptech cũng như thế. Nói cho cùng thì chất lượng đào tạo và danh tiếng của NIIT vẫn được cả Châu Á và học viên khẳng định. Do đó có fải đóng học phí cả năm hay từng quí mình nghĩ cũng vậy thui mà. Chúng ta cần phải hiểu những ý nghĩa lớn hơn của nó chứ không fải phân tích như thế này .

Red rose

Lam bao ma khong cong tam

Mình thấy bài báo này không biết người viết có ý đồ gì nữa, chắc lại kiểu không ăn được thì đạp đổ đây mà, Nói chung làm báo thì phải công tâm khi mình nêu một vấn đề cần tìm hiểu và phân tích kỹ khi đăng báo đừng chỉ tạo tin giật gân đánh lừa dư luận???

BaoCong.

nhungchieu lua dao

ban than minh hoc o Niit thuc so do la ke lua doi that su dong tien $ nhung giang vien o NIIT co the noi la khong dang voi gia $.

bao long

minh cung la hoc vien cua niit, nhung minh cung da nghi hoc vi li do hoc bong .truoc het la cach trao hoc bogn cho sinh vien rat ko cong bang .minh va ban minh cung di thi tuy minh diem cao hon nhung minh lai duoc hoc bong thap hon .va de duoc nhan hoc bong thi phai dong tien day du het .gia dinh nao co kho khan thi co nhan hoc bong 40% cung ko biet lam sao .giang vien o niit thi co nguoi cung rat gioi nhung cung co mot so cung chi o dang chi can dong tien viet thoi la co the hoc duoc roi .rat mong niit thay doi de thu hut them nhieu hoc vien .thanks

beautifullife

chi nghi den tien

Bai viet nay co the noi la danh trung tam li cua nhung nguoi sang tao ra kieu hoc nay. Nghi ra nhung y tuong de lam tang doanh thu cho co quan cua minh la dieu rat tot, song nen de no vao nhung dip khac. Thiet nghi Niit cung nen biet on hoc vien cua minh, boi le chua chac gi chat luong tai Niit la tot nhat ! Dung lua doi ho .

Trang Duy Chánh

Bài viết mang tính đã kích, mất lòng tin đọc giả đối với báo Lao

Hình như bài viết này chỉ nêu lên những nhận định và giả thuyết đã kích chứ không mang tính chất xây dựng. Em cũng là một học viên của NIIT , có một số vấn đề không hiểu về bài viết này. Việc thu phí một lần một với nhiều lần thu phí thì có gì khác nhau. Thu một lần thì tổng tiền sẽ tăng lên à. Còn NIIT đưa ra chương trình không phải kiếm lợi ích cho NIIT mà là các Trung Tâm được nhượng quyền thương mại chương trình đào tạo của NIIT. Bài viết chỉ đề đánh vào con số 7 tỷ đánh lừa dư luận mang tâm lý lo ngại đối với ngừơi đọc. Lại viết ngay giữa khi chương trình HB NIIT , Thật ra là có ý định gì. Em không hiểu, ngay chính tác giả cũng đã từng viết những bài viết về tình hình nhân lực CNTT của Việt Nam chắc cũng hiểu những trung tâm đào tạo theo hướng thương mại như NIIT cũng góp phần xây dựng nguồn nhân lực của nước nhà. Còn chương trình một năm là 4 quý, việc khai giảng sớm hay muộn cũng không làm học viên phải gánh bớt các khỏan này. Tác giả bài viết chỉ lo tìm những mặt tưởng tiêu cực, dùng lời lẽ đã kích để “lấy đuốc mà soi chân người” khiến đọc giả cảm thấy mất lòng tin đối với báo Lao Động.

Hải Nam  30903

Như đã nhận xét ở trên, thì con số 7 tỉ là sai bét rồi. Nhưng nội dung chính của bài viết (đoạn sau), về cái khái niệm "học bổng" ở đây hơi lạ, và quá ràng buộc. Giảm 10% học phí thì gọi là giảm học phí đi. Mà không biết 2008 suất học bổng này chiếm bao nhiêu % học viên của NIIT trên cả nước nhỉ ?

Còn cái gọi là "mục đích xấu" của bài viết thì có thể có đấy. Nhiều lần đề cập đến FPT-Aptech chắc không phải vô tình.

Võ Chí Thiện

Bài viết phản ánh đúng xu thế kinh doanh trong nghành giáo dục h

Theo mình bài viết này có là gì đi nữa thì cũng đã và đang phản ánh đúng thực trạng kinh doanh giáo dục hiện nay. Việc các trung tâm đào tạo lớn bé đưa ra đầy các chiêu bài thu hút học viên là có, HB của NiIT cũng là một trong số đó.
@Trang Duy Chánh: Việc thu phí một lần một với nhiều lần thu phí thì có gì khác nhau. Thu một lần thì tổng tiền sẽ tăng lên à.
Với bạn có thể không có sự khác nhau, nhưng với những người thu nhập khác mà muốn học nghành IT thì nạp một lần từng đó là cả một vấn đề đấy, nếu không có bố mẹ bạn giàu thì bạn lấy đâu ra từng đấy tiền đi học????
Rất có thể đây là một bài mang tính "nhấn chìm đối thủ" nhưng người được lợi là ai? chính là học viên, chính là con em tương lai của chúng ta, hẳn thế. Vậy tại sao ta không hoan nghênh việc đấy. Đấy chính là sự cạnh tranh, tất cả sự cạnh tranh đều sẽ thúc đẩy sự phát triển...
Vậy nó là tốt đây chứ, tôi luôn hoanh nghênh tất cả các bài dạng như thế này, bên kia muốn kiện bên này thì rõ là bên kia cũng phải tốt hơn, cũng sợ bị vặc lại chứ.
Chính bạn @Trang Duy Khánh mới là đang nhìn nhận sai vấn đề, bạn nên đọc và hình dung ra cái tổng quan, và lợi ích từ nó, có thể nó không có lợi cho bạn nhưng nó có lợi cho con em của bạn đấy bạn ạh.
Tôi rất thích kiểu cạnh tranh ra ngoài ánh sáng này. Dẫu nó đúng, nó sai... cũng đều rất tốt.

Trang Duy Chánh

Làm rõ hơn vầ 2 bài viết của báo lao động

Báo lao động phản ánh về tình hình đào tạo nhân lực nghe ra rất hợp lý nhưng nội dung bài viết của họ là gì. Thật khó hiểu dư luận đánh vào cái trước mắt mà nhận xét vấn đề không hiểu rõ cái tình hình chung của thời đại.Thiếu thôn nhân lực là tình hình chung của tất cả các ngành nghề.ĐH, CĐ không đủ điều kiện đào tạo lấp đầy khoảng trống nhân lực từ đó sinh ra một môi trường thương mại trong môi trường giáo dục.Các học viên Uy tính như NIIT nhượng quyền chương trình thương mại của mình ở các trung tâm đào tạo chỉ với một mục đích chung là đào tạo nhân lực CNTT cho VN . Tính thương mại trong đào tạo bao gồm chiến lược và rủi ro cao. NIIT chọn cách trả cước phi một lần một đối với các học viên không đủ điều kiện trả như thế thì họ sẽ không đến với NIIT như vậy đồng nghĩa NIIT sẽ mất khách hàng, mất học viên. Vào NIIT bạn cũng được quyền đòi hỏi quyền lợi họ tập bởi ở đó bạn cũng là khách hàng.
Một nhà báo đã từng viết trên 25 bài trên trang báo Lao Động trong đó cũng có những bài viết về tình hình nhân lực của nghành CNTT vậy mà giờ đây chính anh ta lại viết bài đã kích một học viện đào tạo CNTT. Đáng trách nhất là chuyên đưa ra những giả thuyết nhận định thiếu cơ sở đánh lừa dư luận.Lấy con số 7 tỷ ra mà khè ai chứ , một nhà báo không biết rõ cơ cấu họat động của các trung tâm NIIT hay sau mà viết hàm hồ như vậy .

Rồi sau một ngày một bài báo khác về vấn đề chỉ trích NIIT lại đưa ra. Lấy cơ sở là những lời của những tiến sỹ gia để nhìn nhận vấn đề. Lần thứ nhất là chị ta dùng lời ngưởi để bẻ lệt theo hướng mình thể hiện, lần sao là lấy lời nhận định của một phó giáo sư tiến sỹ chuyên ngành Kỹ thuật hàng không để bàn luận về vấn đề tiêu cực trong thị trường đào tạo nhân lực. Hàm hồ không thể tả. Mở đầu bài viết là "trong website của FPT-Aptech" và kết thúc là "theo phân tích trên trang web của FPT-Aptech". Rõ ràng là dùng chân của FPT-Aptech để đạp lên đầu của NIIT.Hai bài viết như gắn kết lại thể hiện một ý định không rõ ràng , đằng sao nó. Nếu mình đóan không lầm những trang viết sau của báo lao động sẽ là so sánh NIIT với FPT-Aptech và các trung tâm đào tạo khác. Hic.. Buồn cuời cho giớ báo chí. Những gì họ nói không phải không có lý nhưng chỉ khai thác một mặt và dẫn dắt người ta đến những gì mà họ muốn thể hiện: đánh vào những cái nhìn nhỏ nhặt mà ảnh hưởng xấu đến cái đang dần phát triển lớn ra và tác động đến xã hội.

Trang Duy Chánh

2 bài viết của báo Lao Động có ý định không rõ ràng.

Báo lao động phản ánh về tình hình đào tạo nhân lực nghe ra rất hợp lý nhưng nội dung bài viết của họ là gì. Thật khó hiểu dư luận đánh vào cái trước mắt mà nhận xét vấn đề không hiểu rõ cái tình hình chung của thời đại.Thiếu thôn nhân lực là tình hình chung của tất cả các ngành nghề.ĐH, CĐ không đủ điều kiện đào tạo lấp đầy khoảng trống nhân lực từ đó sinh ra một môi trường thương mại trong môi trường giáo dục.Các học viên Uy tính như NIIT nhượng quyền chương trình thương mại của mình ở các trung tâm đào tạo chỉ với một mục đích chung là đào tạo nhân lực CNTT cho VN . Tính thương mại trong đào tạo bao gồm chiến lược và rủi ro cao. NIIT chọn việt trả phí một lần chứng tỏ sự cần nguồn vốn, nhưng rủi ro có thể là mất khách hàng.
Một nhà báo đã từng viết trên 25 bài trên trang báo Lao Động trong đó cũng có những bài viết về tình hình nhân lực của nghành CNTT vậy mà giờ đây chính anh ta lại viết bài đã kích một học viện đào tạo CNTT. Đáng trách nhất là chuyên đưa ra những giả thuyết nhận định thiếu cơ sở đánh lừa dư luận.Lấy con số 7 tỷ ra mà khè ai chứ , một nhà báo không biết rõ cơ cấu họat động của các trung tâm NIIT hay sau mà viết hàm hồ như vậy .
Rồi sau một ngày một bài báo khác về vấn đề chỉ trích NIIT lại đưa ra. Lấy cơ sở là những lời của những tiến sỹ gia để nhìn nhận vấn đề. Lần thứ nhất là chị ta dùng lời ngưởi để bẻ lệt theo hướng mình thể hiện, lần sao là lấy lời nhận định của một phó giáo sư tiến sỹ chuyên ngành Kỹ thuật hàng không để bàn luận về vấn đề tiêu cực trong thị trường đào tạo nhân lực. Hàm hồ không thể tả. Mở đầu bài viết là "trong website của FPT-Aptech" và kết thúc là "theo phân tích trên trang web của FPT-Aptech". Rõ ràng là dùng chân của FPT-Aptech để đạp lên đầu của NIIT.Hai bài viết như gắn kết lại thể hiện một ý định không rõ ràng , đằng sao nó. Nếu mình đóan không lầm những trang viết sau của báo lao động sẽ là so sánh NIIT với FPT-Aptech và các trung tâm đào tạo khác. Hic.. Buồn cuời cho giớ báo chí. Những gì họ nói không phải không có lý nhưng chỉ khai thác một mặt và dẫn dắt người ta đến những gì mà họ muốn thể hiện: đánh vào những cái nhìn nhỏ nhặt mà ảnh hưởng xấu đến cái đang dần phát triển lớn ra và tác động đến xã hội.
Mình sẽ còn tranh luận nhiều về vấn đề này .

Trang Duy Chánh

2 bài báo của Thế Lâm và Thẩm Hồng Thuỵ

Thật là khó hiểu tưởng chừng thị trường Việt Nam đang thiếu thốn người ta chỉ lo hổ trợ nhau mà đi lên đâu ngờ trong môi trường đào tạo cũng có chuyện đâm sau lưng .

Báo lao động phản ánh về tình hình đào tạo nhân lực nghe ra rất hợp lý nhưng nội dung bài viết của họ là gì. Thật khó hiểu dư luận đánh vào cái trước mắt mà nhận xét vấn đề không hiểu rõ cái tình hình chung của thời đại. Nhà báo đã từng viết trên 25 bài trên trang báo Lao Động trong đó cũng có những bài viết về tình hình nhân lực của nghành CNTT vậy mà giờ đây chính anh ta lại viết bài đã kích một học viện đào tạo CNTT. Đáng trách nhất là chuyên đưa ra những giả thuyết nhận định thiếu cơ sở đánh lừa dư luận.Lấy con số 7 tỷ ra mà khè ai chứ , một nhà báo không biết rõ cơ cấu họat động của các trung tâm NIIT hay sau mà viết hàm hồ như vậy .

Rồi sau một ngày một bài báo khác về vấn đề chỉ trích NIIT lại đưa ra. Lấy cơ sở là những lời của những tiến sỹ gia để nhìn nhận vấn đề. Lần thứ nhất là chị ta dùng lời ngưởi để bẻ lệt theo hướng mình thể hiện, lần sao là lấy lời nhận định của một phó giáo sư tiến sỹ chuyên ngành Kỹ thuật hàng không để bàn luận về vấn đề tiêu cực trong thị trường đào tạo nhân lực. Hàm hồ không thể tả. Mở đầu bài viết là "trong website của FPT-Aptech" và kết thúc là "theo phân tích trên trang web của FPT-Aptech". Rõ ràng là dùng chân của FPT-Aptech để đạp lên đầu của NIIT.Hai bài viết như gắn kết lại thể hiện một ý định không rõ ràng , đằng sao nó. Nếu mình đóan không lầm những trang viết sau của báo lao động sẽ là so sánh NIIT với FPT-Aptech và các trung tâm đào tạo khác. Hic.. Buồn cuời cho giớ báo chí. Những gì họ nói không phải không có lý nhưng chỉ khai thác một mặt và dẫn dắt người ta đến những gì mà họ muốn thể hiện: đánh vào những cái nhìn nhỏ nhặt mà ảnh hưởng xấu đến cái đang dần phát triển lớn ra và tác động đến xã hội.

blue

!!

Uhm, Tôi cũng đã là học viên tại NIIT, và nói thật là ko có mức "giảm học phí" hay học bổng [theo ý của cái bài báo này] thì tôi chẳng thể học tại NIIT tốt đến bây giờ được. Tình hình là hiện thời tôi đang có MCSA và CCNA Wink Nếu người viết bài báo này với mục tiêu trong sáng và anh/chị ta có tri thức về IT tốt và tầm nhìn mở rộng thì chắc hẳn một ngày nào đó họ nhìn lại những gì mình viết và cảm thấy hổ thẹn.
P/s: Từ sau nhớ bỏ bớt các chi tiết đại loại như FPT-Aptech hay "trên website...." hoặc biện pháp "thậm xưng" đi nhé Wink nếu các vị muốn bài viết của mình trở nên công tâm.
Chào thân ái!

Hải Nam  30903

@blue: bạn có thể nói thêm là nhờ có "học bổng" như thế nào (100%, 40%...) mà bạn học được các bằng cấp đó ? Và có nhiều học viên được ưu đãi như bạn không ? Vì ở trên cũng có người trả lời là dù nhận mức 40% nhưng việc bắt phải đóng 2 năm học phí ngay từ đầu nên người đó phải nghỉ học.

hoàng Dũng

Thực ra tôi thấy ở bài viết này có điểm đúng. Đó là nên gọi hình thức này là giảm học phí chứ không thể nói là học bổng được. Một so sánh đơn giản là giá bán buôn và giá bán lẻ. Mua nhiều được giảm giá. Đấy là một phép kinh doanh bình thường thôi. Niit nên gọi đây là giảm học phí thì đúng hơn. Mặc dù biết đây là chiêu quảng bá hình ảnh và thương hiệu nhưng rất có thể hình ảnh của NIIT sẽ bị ảnh hưởng bởi những bài báo như thế này. Tôi cũng công nhận là phân tích 7 tỉ là sai hoàn toàn. Số tiền NIIT kiếm được phải là số học viên nhân với số tiền mỗi học viên đóng chứ. còn lãi là số tiền NIIT kiếm được trừ đi những khoản cần chi Big Grin

nguyễn huy hải

TÁC GIẢ ƠI! TÂM CỦA NGƯỜI LÀM BÁO Ở ĐÂU?

khi tôi nhận được email có đính kèm bài báo của tác giả thông qua một người bạn làm công tác CNTT của một Bộ.Anh ta chú thích ở tiêu đề là "PHÓNG VIÊN THỜI TRƯỢT GIÁ".
Xét trên khía cạnh nhân lực CNTT của Việt Nam tôi thấy NIIT hay APTECH đều là những tổ chức đạo tạo tốt và đã ít nhiều đóng góp cho ngành CNTT chúng ta ngày càng lớn mạnh. Điều này tác giả đề cập rất tốt nhưng cách thể hiện của tác giá tôi thấy "quá rẻ tiền" một bên là chê bai NIIT một bên dường như vô tình là khen APTECH -FPT, vô tình tôi có cảm giác tác giả ngoài làm phóng viên cho Báo Lao Động còn làm CỘNG TÁC VIÊN MỘT BÊN NỮA...cái này cũng tốt vì "ĐANG THỜI ĐIỂM TRƯỢT GIÁ" mà???!!!
Xét trên phương diện kinh tế: Tác giả cố tình không hiểu hay là không có một tý kiến thức nào về kinh tế thì tôi không biết nhưng phân tích kiểu tác giả thì đúng là "BÉ LÊN BA". Tôi xin hỏi tác giả: Tác giả tính lãi suất ngân hàng vào thời điểm tác giả viết bài là 15% vậy với biến động kinh tế của chúng ta sau 4-6 tháng tiếp theo sẽ là thế nào trong khi chúng ta chưa đề cập đến 2 năm (một chương trình học chuyên viên của NIIT)? Cách đặt vấn đề của tác giả rõ ràng là muốn bêu rếu và tìm cách nói xấu NIIT. cũng tốt thôi vì viết xong bài này biết đâu còn được hỗ trợ của bên này bên kia ----> "THỜI TRƯỢT GIÁ MÀ, TÁC GIẢ NHỈ?"
Đứng về góc độ hoạt động theo hình thức nhượng quyền thương mại. Tác giả nên mua sách về đọc và học thêm kiến thức hoặc có thể hỏi các em sinh viên một số trường cao đẳng hoặc đại học để biết thêm trước khi viết bài này.Với NIIT theo tôi được biết 100% được chuyên giao từ ẤN ĐỘ không có thay đổi từ giáo trình, tài liệu và thậm chí các slide bài giảng. Các mức Học bổng đưa ra cần phải tính toán và thống nhất của tất cả các TT ở Việt Nam đảm bảo nguyên tắc: Hỗ trợ người nhập học, hỗ trợ học viên giỏi và xuất sắc,..và Có lãi cho các đối tác của NIIT -ẤN ĐỘ.
Về ngôn từ của Tác giả: Hình như tác giả khi "thoả thuận" xong với các đối tác hỗ trợ cho tác giả xong thì 5 phút sau là có " sản phẩm" ngay.cụm từ " MƯỢN ĐẦU HEO NẤU CHÁO" chỉ hành động lừa đảo, thiếu sự thật thà còn về Học bổng NIIT sau khi tôi nhận được bài báo thì cố tìm hiểu về HB của họ và thấy rằng:
- Việc NIIT đưa chương trình học bổng này trên rất nhiều thông tin đại chúng, công bố cụ thể cơ cấu về học bổng, đối tượng tham gia, điều kiện để nhận học bổng-----> vậy là không phải lừa đảo rồi tác giả nhỉ?
- Học bổng này được tổ chức hàng năm theo tôi được biết từ năm 2004 là bắt đầu rầm rộ cả ở trong Nam và ngoài Bắc và học viên đạt điều kiện vấn được cấp học bổng vẫn được NIIT hỗ trợ như cam kết ban đầu,chưa từng xảy ra kiện cáo về chương trình học bổng này vậy thì đâu là "ĐẦU HEO" đâu là "CHÁO"?????
- Những năm trước tác giá chắc cũng biết về học bổng này sao không có "ĐỀ XUẤT" gì? hay những năm trước làm đang làm "BẠN" với NIIT còn năm nay thì bỏ bạn theo"BÈ" rồi. THẾ MỚI BIẾT BÃO GIÁ THỔI TUNG CẢ TÁC GIẢ...
Một điều muốn tâm sự với tác giả:
THIẾT NGHĨ TÁC GIẢ NÊN TÌM LẠI CÁC BÀI BÁO CỦA MÌNH TRƯỚC ĐÂY ĐÃ VIẾT VỀ CNTT VÀ NIIT và đóng cửa ở nhà đọc lại toàn bộ sau đó đem bài báo viết "theo chỉ định" của "BÃO GIÁ" để so sánh xem lương tâm của mình nó nằm ở đâu?
CHÚC TÁC GIẢ VỮNG CÂY BÚT HƠN, VIẾT CÔNG TÂM HƠN!!!!

Le Dong

Sao lai co y nhu the!

Tôi đọc bài báo này một cách công bằng mà nói thì hiểu thêm về cái học bổng này, nhưng thật sự tôi cũng thấy thất vọng bởi tác giả bài báo khi không nói gì đến học bổng 100%. Mà chỉ hướng đến mặt chưa rõ ràng. Lúc đầu tôi cứ nghĩ là chiêu từ NIIT tạo dự luận, và chờ tin về NIIT đính chính, nhưng khi đọc bài thứ 2 thì tôi biết thực chất nhà báo này có vấn đề rồi. Tiếc là có những nước ta có những nhà báo như thế. Thật không lạ khi gần đây chính phủ rút thẻ hành nghề và bắt tạm giam một loạt các nhà báo.

Người Việt Nam

Tôi hoàn toàn ủng hộ bác Hải Nam. Đem việc học hành ra kinh doanh trục lợi thật là ... .

Nemo Nguyen  21665

Tuy việc NIIT hơi nổ trong việc quảng bá rầm rộ "học bổng" của mình (quá lam dụng từ học bổng...) nhưng bài viết này của phóng viên (hay CTV) trên báo Lao động là có quá nhiều vấn đề... Ban giám đốc của NIIT hoàn toàn có thể kiện tác giả hay báo LĐ.

Chỉ tội cho sinh viên Vietnam, ngưỡng cửa vào đại học quá hẹp... nhà nghèo mà phải theo học những chương trình tư cắt cổ (chẳng biết học xong thì bằng cấp có được cty lớn naéo ở VN công nhận hay ko nữa???)

Hải Nam  30903

@NVN: tôi là người đăng lại bài trên báo Lao Động thôi.
@NM: tác giả bài này ít nhất cũng là PV, hoặc BTV, cây bút kì cựu trong mục CNTT của LĐ (và hình như trên 1 báo khác nữa).

Michel Nguyen

Theo lời nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) Mai Liêm Trực:

http://bit.ly/cc6lLT

TS Mai Liêm Trực: Là một trong số những người đầu tiên tham gia thúc đẩy ngành CNTT và phát triển PMVN, tôi thấy rất mừng là trong 5 năm qua ngành đã có một bước tiến rất lớn. Năm năm trước có nhiều người còn nghi ngờ vào khả năng phát triển của công nghiệp phần mềm (CNPM) nhưng đến bây giờ thì không còn nghi ngờ gì nữa. Kết quả chứng minh đã rõ ràng những thời cơ, cơ hội cả trong nước và quốc tế của ngành.

Vấn đề ở chỗ làm sao có thể biến được những thời cơ, cơ hội ấy thành hiện thực. Thí dụ như nhân lực của ngành PMVN, liệu trong 5 năm hay 10 năm nữa chúng ta có thể đạt được mục tiêu đề ra đó là trở thành một trung tâm đào tạo, xuất khẩu về nhân lực CNPM mà ngay cả trên thế giới hiện nay cũng đang rất thiếu.

Có nhiều lo ngại rằng, ngành công nghiệp PM VN đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực cả về lượng và chất?

Đúng là thực trạng nguồn nhân lực PM hiện nay của VN số lượng và chất lượng còn những giới hạn rất nhiều. Nguồn nhân lực chúng ta đang có chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của một nước hay một đội ngũ đang vươn lên và vẫn ở giai đoạn thấp, tiềm năng. Tôi tin rằng nếu không có những bước đột phá, cách tân về đào tạo nguồn nhân lực nhất là cho CNTT thì VN sẽ mất đi thời cơ phát triển. Thời cơ này không chỉ của ngành CNTT VN mà thực ra đây cũng chính là một trong những thời cơ của đất nước.

Nhưng theo ông, việc cách tân và đột phá nên thực hiện ra sao?

Trước hết phải từ nhận thức, quan niệm. Chúng ta phải thấy rõ những quan niệm hiện nay, thí dụ như chỉ có các cơ sở đào tạo của nhà nước là chính quy còn các cơ sở đào tạo khác khác thì bị gọi là phi chính quy là không đúng. Nếu như thế các cơ sở đào tạo của Bill gates theo quan niệm của VN cũng là đào tạo phi chính quy. Nhưng thực tế nếu có được tấm bằng của Microsoft là có thể đi làm ở bất cứ nơi nào trên thế giới này. Còn chúng ta đang có những bằng cấp theo hình thức chính quy lại chưa chắc đã có thể xin được việc. Do đó theo tôi, những tư duy như thế phải thay đổi, cách tân.

Hay thí dụ như chúng ta phải chấp nhận một lượng nhất định học phí cao cho các trường đào tạo CNTT. Ngoài xã hội vừa có cơm bình dân lại cũng vừa có những món đặc sản để đáp ứng những nhu cầu khác nhau. Và đào tạo CNTT cũng vậy. Tại sao hiện nay có những phụ huynh chấp nhận bỏ một khoản tiền lớn đưa con em đi học ở nước ngoài như Mỹ, Pháp... mà chúng ta lại không xây dựng những trường đào tạo chất lượng cao mang tính chất đột phá ngay ở trong nước mình. Vấn đề nhận thức xã hội này rất cần được điều chỉnh lại.

Nghĩa là, đào tạo nguồn nhân lực PM cần có cả "cơm bình dân” và “đặc sản"?

Đương nhiên. Đặc sản ở đây ý nói tới việc cần phải có những trường đào tạo cho những người giỏi chứ không phải là nhằm nói tới túi tiền học của con nhà giàu và con nhà nghèo. Chúng ta cần xây dựng nhiều mô hình trường đào tạo về nhân lực ở các cấp độ khác nhau. Những người khả năng học tập có hạn thì học những trường bình thường, còn những người giỏi, tài năng thì phải được tiếp cận và học tập ở môi trường đào tạo chất lượng cao.

Đúng là tỷ lệ với chất lượng đào tạo là chi phí. Học phí cao thì con nhà nghèo sẽ không thể đi học được ở những trường đào tạo chất lượng cao nhưng chúng ta sẽ xây dựng cơ chế để họ vẫn học được. Bằng cách nào? Từ kinh phí đầu tư của các nhà tài trợ, các doanh nghiệp phần mềm... chẳng hạn. Những việc làm của chúng ta cần phải sát với cuộc sống thực tiễn, biến những cơ hội thành các hành động được ứng dụng thực tế. Khi ấy chúng ta sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác đi, và từ đó mới có những đột phá đi tới thành công được.

Chỉ có như vậy mới có thể nói trong 5 năm nữa hay 10 năm nữa VN sẽ có những trung tâm đào tạo có thể cung cấp được nguồn nhân lực PM không chỉ cho VN mà cả thế giới. Còn nếu không, chúng ta vẫn sẽ chỉ dừng lại ở mong muốn như bao lâu nay và cuối cùng sẽ không đạt được mục tiêu gì cả.

- HỌC PHÍ NIIT, APTẸCH 2100$, LƯƠNG SAU KHI TỐT NGHIỆP 300$ - 1000$. RA NƯỚC NGOÀI PHỤ THUỘC VÀO NGOẠI NGỮ > 1000$
-HỌC PHÍ ĐH VN: 3.100.000 học kỳ X 2 X 4 = 1600$, LƯƠNG SAU KHI TỐT NGHIỆP 300$ - 1000$, nhà nước 100$(miễn bàn). Ra nước ngoài = Hên xui
- ĐẠI HỌC QUỐC TẾ(ngồi vững nhé) : FPT 11.200$ RMIT 4000$ - 6000$/Năm X 4 thì cũng muốn mạc nhà rồi. Sau khi ra trường thì ... Vậy chọn cách nào. Nếu thích thì 2 thằng đầu sau đó liên thông. Tiện cả đôi bề, DANH + SỰ NGHIỆP. Đừng hét toán lên nữa,Bài báo này viết bài bên vực Đại học đó mà. Nếu nói học phí mắc thì đếm xem 15 phút có báo nhiêu xe AIR BLADE chạy trên đường. Mức sống VN như thế nào rồi. Ít tiền hơn thì theo lời TS TRỰC đi.

sj

Chỉ là ý kiến chủ quan của tác giả mà thôi

Em là học viên của NIIT, sự thật như thế nào , em quá biết . Có quá nhiều ý kiến về bài báo này rồi , nên em ko muốn nói thêm gì nữa . Chỉ mong tác giả bài báo này , khi muốn phản ánh gì thì nên tìm hiểu rõ sự việc , đừng dựa vào phán xét của mình rồi chụp mũ , quy tội cho người khác. Nếu như ý kiến của tác giả là đúng , xin hỏi tại sao TT NIIT ko những tồn tại mà ngày càng mở rộng ? Nếu như là giả dối , là lừa đảo thì học viên tụi em liệu có còn tiếp tục theo học hay ko? Xin thưa , tụi em đủ thông minh để biết học như thế nào cho xứng đáng với đồng tiền bát gạo của mình . Tụi em ko phải những con bù nhìn , phó mặc cho người ta đặt đâu ngồi đó.
NIIT và APTECH đều là 2 trung tâm CNTT có tiếng tăm ở Châu Á , và khi vào VN , vô tình hai TT này có sự cạnh tranh vô hình về số lượng học viên .Chương trình đào tạo ở 2 bên mới nhìn vào thì có vẻ giống nhưng thực chất cách đào tạo khác nhau hoàn toàn. Sự thật có nhiều học viên của NIIT chuyển sang APTECH , và cũng có nhiều học viên của APTECH chuyển sang học NIIT .Chủ yếu là do học viên cảm thấy thích hợp với cách đào tạo nào mà thôi. Người viết bài này , nếu chỉ cần để ý là có thể nhận ra sự so sánh ngầm giữa 2 TT . Nói trắng ra là đề cao APTECH , hạ thấp NIIT . Vậy là ý gì đây ?
Là một nhà báo , em chỉ mong tác giả nên có sự công tâm , khách quan phản ánh vấn đề nào đó . Chả biết ai là người đang tung hoả mù với SV VN ở đây .

Trang Duy Chánh

Nên hiểu rõ vấn đề về quyền lợi chung ! Không phải chỉ nằm ở quyền lợi của học viên hay NIIT,Aptech mà là nguồn nhân lực của nước nhà. Các cơ sở đào tạo nên hổ trợ nhau mà đi lên.Nếu tình hình kinh tế học viên không đủ để học các trung tâm đào tạo của nước ngoài thì nên theo học các trung tâm đào của quốc gia. Cụ thể là các trung tâm đào tạo trung cấp Kế Toán- Tin học của trường ĐH quốc gia.Nhưng vấn đề vẫn là ở sự lựa chọn của học viên.Có lẽ khi mới ra trường học viên chưa hiểu rõ vấn đề đó thì các trang báo cần phải phân tích và khai thác khía cạnh này mới phải. Đằng này lại công kích ngược lại.Dạo trước có chương trình cho sinh vay vốn khá rầm rộ. Nhưng lại không đảm bảo là số vốn có thực sự là đầu tư cho việc học hay không. Kết quả là chính sách xã hội là thế đấy. Những vấn đề đó lại không được báo chí đề cập đến. Dạo trước xin vay vốn để có thêm nguồn tài chính để hổ trợ việc học ở NIIT kết quả là do NIIT không phải là cơ sở đào tạo chính quy nên không được. Thế là gia đình tự chạy cho mình.Lao đao vẫn cố cầm cự. Nếu các cơ sở đào tạo này dựa vào khả năng học tập của học viên mà đánh giá, hổ trợ về vấn đề uy tín chịu sự rủi ro cùng học viên thì có thể tên tuổi của các trung tâm đó có thể nâng cao hơn.Vấn đề đó có thể sẽ thu hút học viên hơn là HB hay bất cứ chiêu bài Marketing nào khác càng không có cái để các tay thích đâm thọt trong giới báo chí làm ảnh hưởng.

yoyo

bài báo nói ve am muu cua Niit hay cua nguoi viet

Đưa ra hàng loạt những con số , đối với người việt mình thì quá vĩ đại nhưng làm thế nào biết dc chính xac hay chi là viec tính toán của người viết , còn cái gọi là theo các chuyên gia ở đây là những ai chỉ nói chung chung và cuối cùng để cải thiên thi nen theo FPT-Aptech, âm mưu của ai đây ....? niit or aptech? cai này ko ai nói trước được

Nhân Thiện

Em thấy mấy anh tranh luận rất hay...nhưng có phải là hơi sâu rồi không. các anh có nghĩ rằng nếu ai đó đang có ý định theo học NIIT hay APTECH sẽ cảm thấy phân vân không.
Vấn đề học phí là dĩ nhiên rồi (miễn bàn) nhưng trên thực tế hiện nay thì hình như có xu hướng tiền nào của đó trong suy nghĩ của mỗi người dân VN và thực sự rất ko công bằng cho những nhân tài đang bị cái học phí đó đè bẹp.Hy vọng duy nhất là ngưỡng cửa ĐH (học phí do bộ GD quy định...dễ thở hơn) nhưng theo em được biết thì trình độ kĩ sư CNTT của các trường danh tiếng trong nước ta còn xoàng lắm...thường bị các nhà tuyển dụng lắc đầu mặc dù họ đang rất thiếu nhân lực.Đặc biệt là khâu ngoại ngữ ,trình độ phổ thông thì làm sao đáp ứng nhu cầu quốc tế được chứ???
Đó là lí do mà các học viện trung tâm CNTT có đất dụng võ.Nếu mất 4.5-5 năm để hoàn thành chương trình ĐH ở nước ta thì đồng lương khởi điểm chỉ có 230-250 doller thôi là mừng rụng rốn rồi...dần dà sẽ mất đi bộ mặt đào tạo của nước ta trong khi học viên của các TT thì ra là có việc làm liền + lương hấp dẫn.Cho nên theo em tất cả nguyên nhân đều nằm ở trước tiên là ý thức của người dân VN ta và sự chậm trễ của nhà nước trong khâu đào tạo chưa thật sâu sắc.

Le Nguyen Khanh

Quyết tam của Chính Phủ và Doanh nghiệp!

QUYẾT ĐỊNH SỐ 51/2007/QĐ-TTG NGÀY 12/4/2007 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

http://bit.ly/96dNc6
a) Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ thông tin trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin đến năm 2010 được ban hành theo Quyết định số 331/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ;

- Mở rộng quy mô đào tạo và tăng nhanh chỉ tiêu tuyển sinh khối các ngành công nghệ thông tin cho các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ thông tin, tăng cường các môn học về phân tích, thiết kế, kiến trúc hệ thống, phát triển ứng dụng, kỹ năng quản lý trong các khoa công nghệ thông tin của các trường đại học, cao đẳng. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sản xuất công nghiệp. Cải tiến, cập nhật, hiện đại hoá chương trình đào tạo công nghệ thông tin theo chuẩn quốc tế; tăng cường chuyển giao các chương trình đào tạo công nghệ thông tin từ các nước tiên tiến; nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên; đầu tư các trang thiết bị, hệ thống mạng lưới để đảm bảo các điều kiện thực hành cho sinh viên;

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo về công nghệ thông tin; đẩy mạnh việc thành lập các trường đại học công nghệ thông tin tư thục chất lượng cao; thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học quốc tế mở cơ sở đào tạo công nghệ thông tin tại Việt Nam;

- Triển khai chương trình đào tạo kỹ sư/cử nhân công nghệ thông tin bằng tiếng nước ngoài theo mô hình 1+4 (một năm đào tạo ngoại ngữ và 4 năm đào tạo chuyên môn bằng ngoại ngữ đó);
b) Đẩy mạnh các chương trình đào tạo phi chính quy và ngắn hạn về công nghệ thông tin

- Khuyến khích mở rộng quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin ngoài công lập. Xây dựng và chuẩn hoá các chương trình, giáo trình, văn bằng, chứng chỉ đào tạo công nghệ thông tin phi chính quy; tổ chức thẩm định, đánh giá, công nhận tương đương các chứng chỉ, văn bằng do các tổ chức đào tạo công nghệ thông tin quốc tế cấp;

- Xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn nâng cao, chuyên sâu về các kỹ năng, công nghệ cho đội ngũ nhân lực phần mềm;

- Triển khai chương trình 4+1, trong đó các sinh viên tốt nghiệp các ngành ngoại ngữ, khoa học, kỹ thuật, kinh tế được đào tạo thêm 1 năm về công nghệ thông tin để trở thành chuyên gia công nghệ thông tin;

- Tăng cường hợp tác quốc tế, triển khai các chương trình, dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực phần mềm định hướng thị trường trọng điểm;

- Ưu tiên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong việc đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực phần mềm; khuyến khích triển khai mô hình đào tạo, nghiên cứu gắn kết với sản xuất trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin;

3. Tăng cường các nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp phần mềm

- Huy động tối đa các nguồn lực trong nước, bao gồm các nguồn lực từ doanh nghiệp, xã hội và từ ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển công nghiệp phần mềm;

- Khuyến khích các địa phương, đặc biệt là các thành phố, nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo về công nghệ thông tin, tăng cường đầu tư ngân sách cho phát triển công nghiệp phần mềm; tạo mọi điều kiện ưu đãi, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi để thu hút đầu tư vào công nghiệp phần mềm và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin;

- Đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài và của người Việt Nam ở nước ngoài vào xây dựng các trung tâm phát triển sản phẩm và dịch vụ phần mềm ở Việt Nam;

CHÍNH PHỦ QUYẾT TÂM, DOANH NGHIỆP QUYẾT TÂM, CỚ SAO DÂN CHÚNG LẠI KHÔNG QUYẾT TÂM NHỈ.
ĐỪNG BÀN CÃI NỮA, BÁO NHÀ NƯỚC, KHÔNG CỚ KHÔNG RẰNG, LẠI NÓI NHƯ THẾ, KHÔNG TUÂN THEO CHÍNH PHỦ THÌ ...
AI CŨNG CÓ SAI XÓT THA DÙM ANH NHÀ BÁO ĐI.

Minhkitty

Dư luận

Các bạn có thể thấy nhà báo viết bài này luôn phân tích theo chiều hướng không tích cực , những điều tích cực vô cùng tốt thì không nói. Thử hỏi các bạn Học viện NIIT -1 học viện đạt huy chương bạc trong lĩnh vực đào tạo Công nghệ thông tin danh tiếng như vậy . Chất lượng của toàn hệ thống NIIT đã được khẳng định . Vậy còn lý do j khi một môi trường như thế cùng với truyền thống Học bổng hằng năm của học viện bao nhiêu năm như thế đã mở ra những cơ hội vô cùng lớn cho sinh viên. Những xuất học bồng 100% thì sao . Quá tốt còn j phải không các ban???

cam nhan

Bài báo đã nêu đúng thực trạng .

Nhân Thiện : "nhưng theo em được biết thì trình độ kĩ sư CNTT của các trường danh tiếng trong nước ta còn xoàng lắm...thường bị các nhà tuyển dụng lắc đầu mặc dù họ đang rất thiếu nhân lực" : bạn biết điều đó chắc chắn chứ xin bạn chú ý khi nói .
Mình thấy bài báo đã nêu đúng một phần thực trạng, có nhiều bạn không có cơ hội để học đại học, nên muốn học các loại chứng chỉ vì vậy nên tìm đến NIIT chẳng hạn nhưng thật sự với mức học phí ở đó thì liệu bao nhiêu người có thể tiếp tục chọn con đường đó, dù cho có tạo các điều kiện học bổng đi nữa (thực tế là các mức giảm học phí chứ không phải là các mức học bổng đúng nghĩa)
xin hỏi bạn có được bao nhiêu sự hổ trợ phi lợi nhuận .
Mỗi bài viết đều mang sự chủ quan của người viết nửa chứ chả le cứ nói chung chung, chả có gì la không công tâm cả, hỏi được bao nhiêu bài công tâm, cừ đúng ý người đọc, cứ làm người đọc thích, vừa ý tất cả là công tâm à, Trang Duy Chánh mình nghỉ bạn không nên đã kích như vậy.

"Rồi sau một ngày một bài báo khác về vấn đề chỉ trích NIIT lại đưa ra. Lấy cơ sở là những lời của những tiến sỹ gia để nhìn nhận vấn đề. Lần thứ nhất là chị ta dùng lời ngưởi để bẻ lệt theo hướng mình thể hiện, lần sao là lấy lời nhận định của một phó giáo sư tiến sỹ chuyên ngành Kỹ thuật hàng không để bàn luận về vấn đề tiêu cực trong thị trường đào tạo nhân lực. Hàm hồ không thể tả. Mở đầu bài viết là "trong website của FPT-Aptech" và kết thúc là "theo phân tích trên trang web của FPT-Aptech". Rõ ràng là dùng chân của FPT-Aptech để đạp lên đầu của NIIT." mình thấy đâu có gì mình cũng không thích FPT-Aptech cho lắm nhưng đâu cứ nói không không phải có gì để so sánh chứ và phải lấy cái xứng tầm chứ, hay lấy máy trung tâm dạy bằng A B tin học ra so sánh . he he .