1. Nguyệt thực đầu tiên trong năm 2015
Trong năm 2015, có tổng số 4 lần nhật thực và nguyệt thực – số lượng ít nhất trong một năm tính theo dương lịch. Vào 20/3 kì nhật thực toàn phần diễn ra đầu tiên. Sau đó 2 tuần, vào 4/4 Trái đất sẽ di chuyển vào vị trí giữa Mặt trời và Mặt trăng tạo nên kì nguyệt thực đầu tiên trong năm 2015. Và đây sẽ là kì nguyệt thực toàn phần. Đến cuối năm nay sẽ có một lần nhật thực bán phần vào ngày 13/9 và một lần nguyệt thực toàn phần nữa vào ngày 28/9.
2. Đây là 1 lần trong một “bộ tứ nguyệt thực toàn phần”
Vào ngày 4/4/2015 diễn ra kì nguyệt thực thứ ba trong một loạt bốn kì nguyệt thực đặc biệt được gọi là “bộ tứ nguyệt thực toàn phần”. Hai lần nguyệt thực đầu tiên của bộ tứ diễn ra vào ngày 15/4/2014 và ngày 8/10/2014. Kì nguyệt thực toàn phần cuối cùng sẽ vào ngày 28/9/2015.
Vậy có điều gì đó thú vị về bộ tứ này? Mỗi lần nguyệt thực toàn phần này cách nhau đều đặn là khoảng 6 tháng và giữa 2 lần nguyệt thực toàn phần có 5 lần Trăng tròn liên tiếp.
Hiện tượng “bộ tứ nguyệt thực toàn phần” có thể hiếm trong vài thế kỉ và cũng có thể xảy ra thường xuyên ở những thế kỉ khác. Thế kỉ 21 sẽ có tám lần “bộ tứ” diễn ra. Đây là số lượng tối đa có thể xảy ra trong một thế kỉ. Lần cuối cùng diễn ra hiện tượng này là thế kỉ thứ 9! “Bộ tứ” tiếp theo của thế kỉ 21 sẽ bắt đầu với nguyệt thực toàn phần vào ngày 25/4/2032.
3. Người dân ở Mỹ sẽ có cơ hội xem nguyệt thực tốt nhất
Trong điều kiện thời tiết cho phép, mỗi lần nguyệt thực trong “bộ tứ” có thể được quan sát từ tất cả hoặc một số địa điểm ở Hoa Kì. Lần này, người dân trên bờ biển phía tây của Mỹ sẽ có một số vị trí quan sát tốt nhất. Tuy nhiên, tại một số địa điểm khác, chúng ta không thể quan sát được giai đoạn cuối cùng của nguyệt thực vì chúng sẽ xảy ra sau khi mặt trăng đã lặn.
Các bang phía đông Hoa Kì sẽ chỉ có thể quan sát được một phần nguyệt thực. Trong khi đó, tại bang Alaska và Hawaii sẽ được chứng kiến từ đầu đến cuối.
Nguyệt thực toàn phần cũng sẽ được người dân ở Australia, New Zealand và Nhật Bản quan sát toàn bộ.
Với Việt Nam chúng ta cũng nằm trong số các quốc gia quan sát được nguyệt thực toàn phần. Châu Âu và Châu Phi hầu như không quan sát được hiện tượng thiên nhiên này.
4. Chúng ta sẽ quan sát Nguyệt thực vào thời điểm Mặt trời lặn hay Mặt trời mọc?
Đối với những người sống ở Bắc Mỹ, nguyệt thực sẽ diễn ra ngay trước khi mặt trời mọc. Trong khi đối với những người sống ở Úc và New Zealand, nguyệt thực sẽ diễn ra sau khi mặt trời lặn.
5. Nó được gọi là một “Trăng Máu”?
Trong những năm gần đây, thuật ngữ “trăng máu” đã được sử dụng thường xuyên để ám chỉ về các kì nguyệt thực toàn phần trong bộ tứ lunar tetrad (xem mục 2). Một số người cho rằng nguồn gốc của thuật ngữ này là do quan điểm của hai mục sư thiên chúa giáo là Mark Blitz và John Hagee, họ cho rằng nguyệt thực thể hiện một lời tiên tri trong Kinh Thánh về một thời điểm khó khăn của nhân loại.
Cần phải nói thêm rằng, “trăng máu” không phải là một thuật ngữ khoa học được sử dụng bởi các nhà thiên văn. Có thể nó được gọi như vậy để mô tả hiện tượng mặt trăng có màu đỏ khi nguyệt thực diễn ra. Điều này xảy ra bởi vì hiện tượng tán xạ Rayleigh và các hiệu ứng ánh sáng khi trái đất nằm giữa mặt trời và mặt trăng
6. Mặc dù có rất nhiều tin đồn nhưng thế giới sẽ không kết thúc
Vẫn theo quan điểm gây chú ý của các mục sư Blitz và Hagee vào đầu năm 2014, các nguyệt thực trong “bộ tứ” trùng với lễ hội quan trọng của người Do Thái. Các lần nguyệt thực trong tháng 4/2014 và tháng 4/2015 xảy ra tại cùng một thời điểm với lễ hội Passover, trong khi hai lần nguyệt thực khác trong tháng 10/2014 và tháng 9/2015 đều trùng với lễ “Feast of Tabernacles”. Một số người cho rằng sự trùng hợp ngẫu nhiên này là một dấu hiệu của sự kết thúc.
Những người khác đã bác bỏ bất kì suy luận mê tín nào về “bộ tứ” này. Dữ liệu được ghi nhận lại cho thấy đã có ít nhất tám “bộ tứ nguyệt thực toàn phần” trùng với ngày lễ của người Do Thái tính từ thế kỉ thứ nhất đến nay. Ngoài ra, lịch của người Do Thái tính theo chu kì mặt trăng và lễ Passover luôn luôn diễn ra xung quanh ngày trăng tròn. Và ngày diễn ra nguyệt thực toàn phần cũng xung quanh thời điểm đó, dẫn đến một số lần trùng hợp.
Các nhà khoa học và nhà thiên văn học kết luận rằng họ không tìm thấy lí do để tin rằng “bộ tứ nguyệt thực toàn phần” hiện nay là một dấu hiệu của sự kết thúc của nhân loại.
7. Kì nguyệt thực toàn phần ngắn nhất
Một điều đáng chú ý nữa về kì nguyệt thực ngày 4/4/2015 đó là thời gian kéo dài nguyệt thực toàn chỉ trong 4 phút và 43 giây (giai đoạn mặt trăng bị che khuất hoàn toàn). Đây là kì nguyệt thực toàn phần ngắn nhất trong thế kỉ 21. Tuy nhiên toàn bộ thời gian từ đầu đến cuối sẽ mất 5 giờ và 57 phút. Do giai đoạn mặt trăng bị che khuất hoàn toàn quá ngắn, nhiều nguồn thông tin khác đã coi đây chỉ là một kì nguyệt thực bán phần.
Kì nguyệt thực toàn phần kéo dài nhất trong 1 giờ 42 phút sẽ diễn ra vào 27/7/2018.
8. Một phần trong chuỗi Saros thứ 132
Giống như nhật thực, nguyệt thực cũng có xu hướng xảy ra trong chu kì dài 18 năm được gọi là chu kì Saros. Các kì nguyệt thực cách nhau bởi một chu kì Saros sẽ có các đặc điểm tương tự nhau, bao gồm cả thời gian diễn ra trong năm và khoảng cách từ mặt trăng đến trái đất. Mỗi kì nguyệt thực toàn phần sẽ nằm trong một chuỗi Saros.
Nguyệt thực ngày 4/4/2015 thuộc chuỗi Saros thứ 132. Chuỗi này bao gồm 71 lần nguyệt thực bắt đầu vào ngày 12/5/1492 và sẽ kết thúc vào ngày 26/6/2754.
9. Bạn sẽ không cần thiết bị bảo vệ để quan sát nguyệt thực toàn phần
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn ngoạn mục và dễ dàng quan sát nhất. Không giống như nhật thực, đòi hỏi phải đeo thiết bị chuyên dùng cho mắt, hiện tượng nguyệt thực có thể được quan sát bằng mắt thường.
10. Một kì nhật thực đã diễn ra 2 tuần trước
Nhật thực và nguyệt thực thường đi theo cặp. Một kì nguyệt thực luôn diễn ra hai tuần trước hoặc sau một kì nhật thực. Hai tuần trước kì nguyệt thực toàn phần 4/4/2015, đã diễn ra một kì nhật thực toàn phần. Châu Âu là nơi quan sát hiện tượng này rõ nhất.
Theo Khám Phá.
Bình luận