Nếu quay ngược lại khoảng 10.000 năm trước, con người gần như không thể sống quá tuổi 30 và chỉ 100 năm trước đây thì tuổi thọ trung bình con người mới chạm mức 50 năm. Như vậy, chúng ta đã đạt được không ít thành tựu khoa học góp phần vào việc tăng tuổi thọ của con người trong suốt chiều dài phát triển của mình và nhiều người hi vọng cứ như vậy thì giấc mơbất tử rất có thể sẽ thành hiện thực vào một ngày nào đó. Mặc dù vậy nhiều nhà khoa học lại không cho là như vậy.
Tính đến thời điểm hiện tại, tuổi thọ trung bình của loài người trên toàn cầu là 71 năm đối với nam giới và 73,5 năm đối với nữ giới. Tuy nhiên ở nhiều nước, con số này cao hơn rất nhiều đặc biệt là Nhật Bản, Tây Ban Nha, Australia, Thụy Sĩ khi tuổi thọ trung bình của người dân tại những nơi như vậy có thể lên tới 83 năm. Con số tuổi thọ trung bình 100 năm vẫn tỏ ra là một thử thách thực sự của con người.
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tuổi thọ con người bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố liên quan đến nhau như gen, môi trường sống, thức ăn. Thậm chí, các yếu tố có tác động tiêu cực đối với sức khỏe như hút thuốc, bức xạ và các chất độc bạn tiếp xúc sẽ ít nhiều làm giảm tuổi thọ của chúng ta. Ngoài ra, mỗi người đều có một đồng hồ sinh học được lập trình và chúng đều có hạn sử dụng - có nghĩa là chúng chắc chắn sẽ phải ngừng hoạt động vào lúc nào đó. Nói cách khác, nhiều chuyên gia nhận định loài người đã được "lập trình để chết".
Hiện nay, xu hướng các nghiên cứu liên quan đến vấn đề tuổi thọ được thực hiện đã khám phá ra rằng quá trình lão hóa là điều tất yếu và khoa học chỉ có thể làm chậm quá trình lão hóa. Nguyên nhân của quá trình lão hóa đã được tìm ra bởi các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Y học phân tử Leibniz (Berlin, Đức) là do lưới nội chất trong tế bào mất đi khả năng oxy hóa của nó, điều này khiến quá trình phát triển của các protein bị gián đoán. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng các protein này bị biến thành các protein dạng gấp sai, điều này khiến cho các đoạn ADN bị bào mòn dần mỗi khi chúng thực hiện quá trình phân bào.
Ngoài ra, nó còn khiến quá trình oxy hóa tại tương bào - điều mà các nhà khoa học trước đây chưa từng phát hiện ra. Thông thường, protein cần môi trường oxy hóa để phát triển. Nếu lưới nội chất tế bào mất đi khả năng oxy hóa của mình thì câu trúc protein sẽ bị suy yếu đi rất nhiều, điều này dẫn đến trường hợp các protein quan trọng như insulin hay các kháng thể trở nên thiếu ổn định và dẫn tới việc hệ thống sinh học hoạt động kém đi dần theo thời gian. Đây chính là hiệu ứng của quá trình lão hóa.
Từ đó, các nhà khoa học đã nhận định rằng chìa khóa để ngăn chặn quá trình này chính là phải chiếm được quyền điều khiển quá trình phân bào ăn mòn dần ADN của chúng ta khi già. Mỗi tế bào phân chia như là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên, thực hiện một bản sao của ADN. Các bản sao này hình thành nên 23 nhiễm sắc thể của con người nhưng chúng lại không hoàn hảo nên luôn được loại bỏ dần trong quá trình sao chép. Để bảo vệc các ADN quan trọng không bị cắt nhỏ khi cơ thể già đi, chúng ta có trình tự lặp lại của ADN ở các đầu mút của nhiễm sắc thể - được biết đến với cái tên telomere. Các telomere là các bộ đệm dùng một lần tại các đầu của nhiễm sắc thể mà được cắt ngắn quá trình phân chia tế bào; sự hiện diện của chúng để bảo vệ các gen trước khi chúng trên nhiễm sắc thể bị cắt ngắn để thay thế.
Mặc dù vậy, các telomere trở nên ngắn hơn sau mỗi lần tái tạo ADN và cuối cùng mất khả năng bảo vệ ADN khỏi quá trình đột phá hủy và đột biến, khiến con người già đi. Ở những người trẻ tuổi, các telomere có chiều dài khoảng từ 8.000 đến 10.000 phân tử hữu cơ. Hiện nay, vẫn chưa có bất kì cách nào có thể duy trì chiều dài của telomere mỗi khi chúng ta già đi và điều đó khiến cho ước mơ bất tử trở nên ngày một xa vời hơn.
Theo Genk.
Bình luận