Các tranh luận đã diễn ra trong nhiều năm trời về chuyện vũ trụ của chúng ta “thật” đến bao nhiêu. Nhưng cho đến gần đây, Neil deGrasse Tyson mới tập hợp các nhà khoa học lỗi lạc nỗ lực nhằm đưa ra giả thuyết và cách thức để kiểm tra câu hỏi chưa lời đáp nói trên.
Buổi thảo luận tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của thành phố New York (Mỹ) này nằm trong sự kiện gồm một loạt hoạt động có tên Isaac Asimov Memorial Debate - được tổ chức thường niên nhằm nhớ đến tác giả khoa học viễn tưởng Isaac Asimov.
Theo đó, một bộ phận các nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ xét trên bằng chứng toán học thì cuộc sống của chúng ta có thể không là gì khác hơn một trò chơi điện tử tinh vi. Neil deGrasse Tyson từng viết một bài có tên “Constraints on the Universe as a Numerical Simulation”, trong đó, chỉ ra nếu vũ trụ này là một mô hình mô phỏng thì chúng ta có thể đo những giới hạn vật lí (predictable physical limits) - chúng cũng không thể tránh khỏi tính chất của mô phỏng.
Nếu giới hạn vật lí được tìm ra, nó có thể chứng minh điều này không có thật.
Daily Mail cho biết, khi được đặt câu hỏi liệu rằng ý tưởng ấy có khiến nhà khoa học này sợ hãi hay không, bà quả quyết: “Ồ không, tôi chỉ nghĩ đó là một ý tưởng thú vị”.
Max Tegmark, nhà vũ trụ học tại Viện Công nghệ Massachusetts, cho biết: “Nếu bạn nhìn vào cách thức những hạt quark (đôi khi gọi là hạt quac, là một hạt cơ bản sơ cấp và là một thành phần cơ bản của vật chất) di chuyển, mọi quy luật đều thuộc về toán học”. Nghĩa là có cơ sở và dấu hiệu tiết lộ nhân loại sống trong vũ trụ có thể được số hóa.
“Nó làm tôi thắc mắc nếu tôi là một nhân vật trong game bắt đầu hỏi câu hỏi lớn về thế giới trò chơi của tôi, thì chắc tôi sẽ phát hiện ra quy luật là đậm chất toán học”, James Gates, nhà vật lí lí thuyết tại Đại học Maryland tiếp lời. Mặc dù ông không tin vào ý tưởng kia nhưng lại bị thuyết phục bởi chính kiến thức toán của mình khi đồng ý với Max Tegmark.
Ông nói đùa: “Tại sao tôi lại chọn nghiên cứu về hạt siêu đối xứng, hạt quarks và leptons? Vì chúng cho tôi nhận thấy bản thân không thể nói người như nhân vật Max (trong phim Mad Max) điên khùng nữa”. Do đó, ý tưởng kia dù có thế nào cũng không phải hoàn toàn vô nghĩa.
Trong khi đó, Lisa Randall đến từ Đại học Havard không chút tin vào giả định vũ trụ “ảo”. Nhà khoa học này cho rằng nó chỉ có ý nghĩa khi chúng ta có thể kiểm định.
"Thật sự là chúng ta ở mức gần như không thể phân biệt được (thực tại hay trong game). Vì thế tôi nghĩ câu hỏi thú vị ở đây là tại sao chúng ta cảm thấy muốn điều này (nhân loại đang ở trong không gian mô phỏng) là sự thật hay nghĩ nó là sự thật để làm gì?”.
Max Tegmark cho biết có khoảng 17% vũ trụ này là ảo còn Randall khẳng định vũ trụ này thật 100%.
Trong khi đó một giáo sư triết học tại Đại học New York, cũng tham gia cho ý kiến. Người này cho rằng câu hỏi liệu chúng ta có đang ở trong một mô phỏng là một phiên bản hiện đại của câu hỏi của Descartes về bản chất của thực tại.
Ông khẳng định bằng lời lẽ triết gia: “Chúng ta sẽ không tìm được bằng chứng thuyết phục cho thấy chúng ta đang không ở trong một mô phỏng, bởi vì bất kì bằng chứng nào cũng sẽ được mô phỏng”.
Mỗi người mỗi ý nhưng những người theo giả định vũ trụ nơi chúng ta sống không có thật liên tưởng các lỗ đen vũ trụ nuốt chửng mọi thứ xung quanh giống như một phần bộ nhớ máy tính được thu vào và chứa trong 1 con chip.
Theo Khám Phá.
Bình luận