Những chiếc ĐTDĐ của tại Mỹ có thể xem miễn phí mọi chương trình từ "Lost" hay "Jeopardy" đến các bản tin trong nước lúc 11 giờ. Nhưng đó chỉ là với những chiếc điện thoại nhập khẩu Trung quốc. Còn đối với bất kỳ chiếc điện thoại nào được bày bán ở Mỹ thì bạn không thể làm được như vậy nếu chưa trả tiền dịch vụ hàng tháng.

Đây là một trong những lý do Mỹ luôn đi sau một số nước trong việc đưa một dịch vụ hấp dẫp nhất là truyền hình vào di động. Kiểu kinh doanh viễn thông như thế này ở một chừng mực nào đấy là rất đáng trách, nhưng việc lựa chọn công nghệ truyền hình lỗi thời còn đáng bị nhiều người chỉ trích hơn.

Hầu hết các điện thoại được bày bán ở Nhật Bản có thể truy cập để xem truyền hình miễn phí, và dịch vụ này thu hút hàng chục triệu người xem. Điện thoại truy cập xem truyền hình miễn phí cũng được Hàn Quốc, Đức và Trung quốc rất ưa chuộng.

Theo một cuộc điều tra của Dự án vai trò của Internet đối với cuộc sống của dân Mỹ đã chỉ ra rằng đến cuối năm ngoái chỉ có 3% người dân Mỹ thường xuyên xem video qua điện thoại di dộng. Con số này không chỉ những người xem truyền hình mà  bao gồm cả những người xem thể thao và tải các video clip. 

Trước hết là việc tuyên bố khai tử truyền hình kỹ thuật analog trên toàn nước Mỹ của chính phủ chậm nhất vào ngày 17 tháng 2 năm 2009. Như vậy thì những chiếc điện thoại di động của Trung Quốc, được sản xuất bởi công ty ZTE Corp chỉ có thể truy cập vào mạng analog sẽ không còn chỗ đứng trên thị trường của nước Mỹ.

Trung Quốc vẫn duy trì truyền hình kỹ thuật Analog đến năm 2015, dài hơn 6 năm so với Mỹ vì thế các điện thoại này vẫn còn cơ hội để tồn tại ở đây. Mỉa mai thay, những con chip trong điện thoại này có chức năng tiếp nhận tín hiệu truyền hình kỹ thuật analog lại được sản xuất từ công ty Telegent Systems Inc., có trụ sở tại Sunnyvale, Calif của Mỹ.

Truyền hình kỹ thuật analog ở Mỹ đang bị thay thế bởi truyền hình kỹ thuật số, nhưng cũng chẳng có điện thoại nào tương thích được với cả hai loại công nghệ truyền hình này.

Tiêu chuẩn của truyền hình kỹ thuật số ở Mỹ được thiết lập vào đầu những năm 90 bởi Uỷ ban công nghệ cao. Như lời ông Mark Rithter, chủ tịch của một tập đoàn công nghiệp, kỹ thuật mới này được mọi người kỳ vọng sẽ cung cấp tín hiệu bắt sóng có hình ảnh và độ nét cao đến từng ănten thu phát. Tại thời điểm đó, điện thoại di động có màn hình chỉ hiển thị được 8 số, ngoài ra không có tính năng nào khác. Vì vậy mà lúc đó rất ít người nghĩ sẽ đưa truyền hình vào điện thoại.

Người Châu Âu đưa ra tiêu chuẩn của truyền hình kỹ thuật số sau Mỹ do vậy họ có điều kiện đưa vào một số tính năng nhận sóng truyền hình của di dộng. Đấy là lý do tại sao giờ đây những di động bán ở Đức đều có thể truy cập vào truyền hình kỹ thuật số.

Quay lại vấn đề nước Mỹ vẫn sản xuất ra chip điện tử truy cập vào thiết bị có công nghệ analog dù đã khai tử loại kỹ thuật này, ông Weijie Yun, giám đốc điều hành của Telegent nói: Theo lý thuyết thì nó có thể nhận được tín hiệu truyền hình kỹ thuật số trên mặt đất của Mỹ nhưng các kỹ sư vẫn chưa tìm cách vượt qua được một số các vấn đề kỹ thuật chủ chốt. Đến bây giờ, các con chip của Telegent vẫn chỉ có thể bắt được sóng của truyền hình kỹ thuật analog ở hầu hết các nước trên thế giới, truyền hình kỹ thuật số ở Châu Âu và một số nước khác.

Do điện thoại di động ở Mỹ không nhận được tín hiệu của truyền hình nên ngành viễn thông đã phải tìm kiếm các giải pháp khác. Công ty công nghệ điện thoại di động Qualcomm Inc đã phát minh ra một mạng mà tại đó điện thoại di động có thể nhận được tín hiệu truyền hình. AT&T và Verizon Wireless đã bán một số dòng điện thoại di động có thể truy cập được vào các kênh truyền hình đó.

Còn Công ty Sprint Nextel Corp đã ký hợp đồng với MobiTV Inc trong việc kết nối video tương thích với băng rộng của điện thoại di động. Hãng viễn thông lớn thứ 4 quốc gia là T-Mobile không có dịch vụ này.

Để duy trì dịch vụ này tất nhiên nhà sản xuất phải bỏ ra một khoản chi phí, mức chi này phải được giới hạn ở mức chấp nhận được. Do vậy mà AT&T và Verizon Wireless đã đánh phí 15$ mỗi tháng cho 10 kênh. Sprint hợp sức với MobiTV cùng thực hiện một số dự án công nghệ high-end và đánh phí là 99$ mỗi tháng với dịch vụ độc lập.

Giám đốc nghiên cứu John Barrett của công ty phân tích Parks Associates chỉ đưa ra mức tiền phải trả khi họ giải quyết những vấn đề rắc rối, còn thì họ cung cấp nội dung miễn phí. Trong bảng báo cáo của mình ông nói “ Miễn phí cho nhu cầu của khách hàng là một bước tiến rất dài đối với dịch vụ mobile TV. Ở Hàn Quốc và Nhật bản họ đã miễn phí cho các dịch vụ của Mobile TV. Còn ở Italia thì họ cộng thêm tiền vào chi phí sản xuất và được sử dụng có giới hạn”.

Trong tháng này, Toshiba Corp đã công bố họ sẽ chấm dứt dịch vụ cung cấp hệ thống TV có trả tiền đối với điện thoại di động vì hiện nay xu hướng miễn phí cho dịch vụ này đã trở nên phổ biến.

“Đó là một vật cản rất đáng kể” Yun làm việc cho Telegent nói “Một khi bạn bắt đầu bắt khách hàng đóng phí dịch vụ thì họ cũng sẽ bắt đầu không truy cập vào đó nữa.”

Các đài truyền hình Mỹ hoàn toàn tán thành với việc cung cấp dịch vụ truyền hình miễn phí cho điện thoại di động. Họ đã thành lập một liên minh Open Mobile Video Coalition, dự đoán dịch vụ cung cấp truyền hình có tài trợ quảng cáo cho điện thoại di động sẽ là một thị trường 2 tỷ USD.

Họ muốn đưa điện thoại di động vượt qua tiêu chuẩn không dây mà ASTC đang tạo ra. Nó sẽ thường xuyên sử dụng tần số của TV để tương thích với chiếc điện thoại di động công nghệ cao. Điều này có nghĩa là các trạm thu phát tín hiệu sẽ là các trạm trung chuyển để phát sóng truyền hình từ những tháp anten cố định.

Richter nói, mục tiêu của việc này là để hoàn thiện tiêu chuẩn ATSC – M/H trước quí 1 năm sau. Như vậy việc phát sóng truyền hình sẽ được thực hiện trước khi kết thúc năm sau.

Không hoàn toàn chắc chắn là công nghệ này sẽ được sử dụng cho truyền hình miễn phí - khả năng đánh phí hàng tháng đối với người xem sẽ được tính đến – nhưng đối với các đài phát thanh truyền hình thì dù có đánh phí hay miễn phí thì họ vẫn truyền hình kèm theo những chương trình được tài trợ quảng cáo qua kênh điện thoại.

Abraham nói rằng có một câu hỏi lớn là được đặt ra là liệu các đài truyền hình có thể thuyết phục các hãng viễn thông bán điện thoại có tính năng truy cập truyền hình.

Phát ngôn viên của AT&T nói rằng còn quá sớm để quan xem xét đến việc đó. “Nếu câu trả lời cuối cùng là “Yes” Araham nói “ thì nó sẽ mở ra một thị trường vô cùng lớn”.

(Theo Vietnamnet/AP)



Bình luận

  • TTCN (0)