VNG - một công ty game, truyền thông và thông tin liên lạc nhận đang được định giá khá cao. Còn Momo - một công ty thanh toán địa phương và ví trực tuyến cũng nhận được số tiền đầu tư khổng lồ trị giá 28 triệu USD từ Standard Chartered và Goldman Sachs. Và danh sách còn nhiều hơn nữa, trong đó có một số ít công ty có thể cạnh tranh ở mức độ toàn cầu hay khu vực.
Theo Forbes , mặc dù startup Việt Nam đang có những điểm sáng nhưng không thể được xem đó là một Thung lũng Silicon tiếp theo, bởi những điểm sáng này không nhất thiết cho thấy một hệ sinh thái startup lành mạnh để phát triển.
Sự hạn chế sáp nhập và mua lại
Việt Nam luôn duy trì sự ổn định cho các doanh nghiệp nhà nước, nhưng có một xu hướng lớn hơn đang diễn ra, đó là sự gia tăng trong các thương vụ sáp nhập và mua lại trong các lĩnh vực kinh doanh truyền thống, từ bất động sản đến bán lẻ.
Tuy nhiên, các ngành công nghệ không có nhiều sự hợp nhất tại đây. Điều này có nghĩa Việt Nam có đầy đủ các doanh nghiệp hạng trung, nhưng hiếm khi tìm thấy một doanh nghiệp tầm cỡ như VNG. Nếu các công ty công nghệ Việt thực hiện theo các lĩnh vực truyền thống khác, những gã khổng lồ sẽ xuất hiện. Và ngược lại, chỉ đơn giản là họ sẽ bị bỏ xa bởi các startup ở các quốc gia khác.
Sự thiếu hợp nhất này xuất phát từ một hệ sinh thái startup quá cồng kềnh và không thể xử lí kịp sự quan tâm mạnh mẽ đến từ doanh nghiệp nước ngoài.
Đến Việt Nam, khi nhìn vào cách startup hoạt động chúng ta sẽ thấy rằng các startup lớn nhất và các sáng lập viên là những người có khả năng diễn thuyết tốt nhất. Đó là cách hoạt động của hệ sinh thái startup ở Việt Nam.
Những startup tại đây được tạo ra một cách ‘tùy hứng’ mà không theo định hướng cụ thể. Chẳng hạn, họ được sinh ra từ các sự kiện riêng, do một nhóm tiến sĩ từ Mỹ đến với nhau và phát triển một công nghệ mới tại Việt Nam. Đó có thể là một cựu kĩ sư Facebook quyết định rời khỏi Facebook và thành lập công ty riêng. Hoặc là một nhóm các kĩ sư và nhà thiết kế gặp nhau tại Singapore, rồi bắt đầu thành lập một công ty ứng dụng. Hoặc cũng có thể là những người xa lạ, nhưng có cùng một tư duy chiến lược và có nguồn tài chính để cùng hợp tác xây dựng một công ty chơi game.
Tốc độ phát triển ổn định, thiếu đột phá
Điều quan trọng với các startup tại Việt Nam đó là các tiến bộ diễn ra theo tốc độ ổn định mà không phải mang tính đột phá. Kể cả khi chính phủ đang quan tâm nhiều hơn trong việc giúp startup phát triển, như quỹ đầu tư trị giá 45 triệu USD từ TP. HCM, hay tổ chức các cuộc hội nghị lớn để tìm kiếm nguồn tiền tài trợ, thì tốc độ vẫn có có sự khác biệt.
Các startup Việt Nam tồn tại trong không gian riêng và vẫn cứ duy trì hoạt động bất chấp luôn có chông gai xung quanh. Họ tận dụng các mối quan hệ độc đáo cũng như công nghệ để phát triển công ty. Chẳng hạn như sự thành công của Misfit Wearables có lẽ đến từ kinh nghiệm của nhà sáng lập sau khi trải qua nhiều vị trí trong lĩnh vực công nghệ tại Mỹ và có sự kết nối với một cựu CEO của Apple.
Nhưng liệu ai có thể nhân rộng sự thành công như của Misfit Wearables?
Theo Thanh Niên.
Bình luận