Ảnh minh họa.

Dưới đây là những ý tưởng đầy sáng tạo nhằm khôi phục lòng tin của độc giả cho ngành báo chí:

Đầu năm 2018, New Cave Media, một tổ chức có trụ sở tại Ukraina sẽ phát hành một ứng dụng mang tên Aftermath VR. Ứng dụng này sử dụng phép đo ảnh số để tạo ra bản vẽ phối cảnh 3D các sự việc như xả súng hàng loạt, thiên tai với phạm vi và tỷ lệ phù hợp để độc giả có thể hiểu rõ hơn về sự việc.

Cũng vào đầu năm 2018, Voxhop, một nhóm nghiên cứu ở Cambridge, Massachusetts, sẽ ra mắt một công cụ đưa tin mới, giúp đưa tin từ về hiện trường các vụ việc bằng video có thể điều chỉnh vị trí tập trung. Việc này sẽ cho phép độc giả chứng kiến sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau.

Trong khi đó, với dự án “The Wall”, tờ Arizona Republic và USA Today dự định sẽ sử dụng một ứng dụng tương tác ảo nhằm tạo ra hàng loạt những video thực tế ảo để miêu tả bức tường biên giới giả định giữa Mỹ và Mexico (Tổng thống Donald Trump đang dự định xây một bức tường giữa hai nước). Video này không chỉ bao gồm hình ảnh đường chim bay của bức tường và còn được lồng ghép các số liệu thống kê như chi phí xây dựng, tiến độ xây dựng cũng như những tác động về kinh tế và văn hoá của bức tường đối với hai quốc gia.

Mỗi sáng kiến trên cùng với 8 sáng kiến báo chí khác đã nhận được số tiền đầu tư từ 15.000 USD đến 30.000 USD của Knight Foundation, Google News Lad và Hiệp hội Tin tức Trực tuyến.

Journalism 360 Challenge là cuộc thi nhằm tìm ra những giải pháp để thúc đẩy lĩnh vực báo chí. Mục tiêu cốt lõi của Journalism 360 Challenge là nhằm khôi phục lại uy tín đang ngày càng sụt giảm của báo chí. Trong bối cảnh nhiều tin tức giả mạo đang lan tràn trên mạng, độc giả có nhu cầu được tận mắt nhìn thấy sự việc hơnthay vì chỉ đọc các dòng chữ.

Cuộc thi đã thu hút 812 ý tưởng từ nhiều quốc gia như Mỹ, Brazil, Argentina, Australia, Rwanda, Zimbabwe, Na Uy, Đức và Anh. Đối tượng tham dự khá đa dạng từ các tờ báo in, các đài phát thanh, truyền hình đến các trường đại học và các công ty truyền thông đang khởi nghiệp.

Bà Laura Hertzfeld, giám đốc cuộc thi cho hay, những dự án như "The Wall" của Arizona Republic và USA Today có mục đích tạo ra những cách mới để thể hiện nội dung và khiến những địa điểm khó tiếp cận tới được nhiều độc giả hơn. Trong khi đó, một số ý tưởng như của Đại học City University of New York lại nhằm giúp phân phối nội dung liên quan tới thực tế ảo trên các loại thiết bị, bao gồm cả điện thoại thông minh.

Để cuộc thi đảm bảo ý nghĩa, sau khi giành được giải Journalism 360 Challenge, tất cả các ý tưởng phải được áp dụng vào thực tế trong vòng từ 6 đến 12 tháng.

Theo Infonet.




Bình luận

  • TTCN (0)