Một loại malware tiên tiến có thể gián điệp gần như mọi chức năng smartphone Android và ăn cắp mật khẩu, hình ảnh, video, ảnh chụp màn hình và dữ liệu từ WhatsApp, Telegram cũng như các ứng dụng khác.
Phần mềm độc hại có tên ZooPark này nhắm vào đối tượng người dùng ở Trung Đông và có khả năng được phát triển bởi nhóm dưới sự tài trợ của chính phủ, theo phát hiện của Kaspersky Lab.
ZooPark đã phát triển qua bốn thế hệ, bắt đầu là phần mềm độc hại đơn giản có thể chỉ ăn cắp chi tiết tài khoản thiết bị và địa chỉ liên hệ trong sổ địa chỉ. Nhưng thế hệ cuối cùng có thể giám sát và ghi lại mật khẩu, chụp lại dữ liệu, dữ liệu trình duyệt (lịch sử duyệt web, ảnh và video từ thẻ nhớ, ghi âm cuộc gọi, âm thanh và dữ liệu từ các ứng dụng bảo mật như Telegram). Nó cũng có thể bí mật chụp ảnh, quay phim, ghi âm và chụp ảnh màn hình mà chủ nhân không biết. Để lấy dữ liệu của thiết bị, nó có thể âm thầm thực hiện cuộc gọi, gửi tin nhắn và thực thi lệnh shell.
Kaspersky cho biết đã phát hiện ít hơn 100 mục tiêu là nạn nhân của ZooPark, cho thấy rằng nó như là cách để các cơ quan gián điệp mục tiêu cụ thể, dưới sự tài trợ của một chính phủ quốc gia nào đó.
Đồng thời, Kaspersky cho rằng phần mềm độc hại này có thể không phải được phát triển từ bên trong cơ quan mà được mua từ các nhà cung cấp công cụ giám sát. Điều này không quá ngạc nhiên vì đây là thời điểm mà các công cụ gián điệp đang phát triển, trở nên phổ biến trong các cơ quan chính phủ với một số trường hợp được biết đến ở Trung Đông.
Như đã biết, rất nhiều công cụ gián điệp được phát triển từ chính phủ Mỹ. Một nhóm nổi tiếng được gọi là Shadow Brokers đã đánh cắp dữ liệu đến từ các hoạt động tình báo của NSA và phát hành ra công chúng. Cần nhớ rằng NSA là một trong những cơ quan an ninh an toàn nhất trên thế giới, đó là một trong những lí do khiến các chuyên gia bảo mật và các công ty như Apple không tin tưởng chính phủ Mỹ để phát triển công cụ backdoor (cửa hậu) trên thiết bị của họ.
Theo Dân Việt.
Bình luận