Việc sử dụng phần mềm độc hại để thu thập dữ liệu người dùng - được biết đến là hoạt động đánh cắp mật khẩu - đã gia tăng đáng kể trong năm 2019. Theo số liệu từ Kaspersky, số người dùng bị đánh cắp mật khẩu đã chạm đỉnh từ dưới 600.000 (nửa đầu 2018) lên hơn 940.000 (nửa đầu năm 2019).
Turla là một nhóm hacker người Nga nổi tiếng với nhiều cuộc tấn công mạng chống Chính phủ và tổ chức ngoại giao. Nhóm hacker này đã tạo ra mã độc KopiLuwak, được phát hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2016. Năm 2019, các nhà nghiên cứu của Kaspersky đã phát hiện ra những công cụ và kĩ thuật mới được cập nhật trên mã độc nhằm tăng khả năng “lẩn trốn” và giảm thiểu trường hợp bị phát hiện.
Trong quá trình nghiên cứu hoạt động của hệ thống điều khiển hệ sinh thái nhà thông minh, các chuyên gia từ Kaspersky đã phát hiện những lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, gồm lỗi ở cơ sở hạ tầng đám mây và thực thi mã từ xa, khiến bên thứ ba chiếm được quyền “siêu người dùng” (super user) để truy cập và điều khiển hệ thống nhà thông minh. Những phát hiện trên đã được chia sẻ với đơn vị cung cấp nhà thông minh Fibaro để ngay lập tức giải quyết những lỗ hổng bảo mật nguy hiểm này.
Báo cáo gần đây của Kaspersky “Người dùng có tự “bán khống” quyền riêng tư của họ khi trực tuyến?”, 38% người dùng cho biết sẽ từ bỏ mạng xã hội để bảo vệ quyền riêng tư của họ trên internet.
Số lượng người dùng bị tấn công trong nửa đầu năm 2019 là 1.456.219 người, gấp hai lần so với 747.322 người năm 2018. Trong khoảng thời gian này, các cuộc tấn công cũng trở nên tinh vi và nguy hiểm hơn.
Các nhà nghiên cứu của Kaspersky vừa phát hiện ra một chiến dịch tấn công mạng rất tinh vi nhằm đánh cắp thông tin từ các tổ chức ngoại giao, Chính phủ và quân đội khu vực Nam Á. Chiến dịch kéo dài gần sáu năm và có mối liên hệ với các cuộc tấn công gần đây khác được phát hiện trong khu vực.
Công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky Lab tuyên bố mối quan hệ hợp tác với một trong những nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông - Công nghệ Thông tin hàng đầu Việt Nam - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), thông qua việc kí kết Biên bản ghi nhớ (MoU) vừa diễn ra vào ngày 22 tháng 5 tại Moscow, Nga.
Trong Q1 năm 2019, số vụ tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) đã tăng 84% so với Q4 năm 2018. Số cuộc tấn công kéo dài hơn một giờ cùng thời gian trung bình cho mỗi cuộc tấn công cũng đã tăng vượt bậc. Số liệu từ báo cáo Kaspersky Lab’s DDoS Q1 2019 cho thấy kĩ thuật tấn công DDoS đã cải thiện đáng kể, đồng thời hacker cũng tập trung kéo dài thời gian cho mỗi cuộc tấn công hơn.
Trong ba tháng đầu năm 2019, các nhà nghiên cứu của Kaspersky Lab đã nhận thấy những mối đe dọa mạng tinh vi, bị ảnh hưởng bởi địa chính trị liên tiếp diễn ra, tập trung chủ yếu ở Đông Nam Á.
Với lượng dữ liệu cá nhân được chia sẻ trên các phương tiện internet không ngừng tăng nhanh, một số người dùng cho rằng dù họ nỗ lực thế nào, việc duy trì quyền riêng tư trên internet cũng sẽ thất bại.
Kaspersky Lab vừa nâng cấp phần mềm Kaspersky Internet Security dành cho điện thoại Android với tính năng Privacy Alert - giúp cảnh báo người dùng khi phát hiện thông tin cá nhân của họ đang bị ngầm theo dõi bởi phần mềm gián điệp.
Các nhà nghiên cứu tại Kaspersky Lab phát hiện một nền tảng do thám mạng với kĩ thuật tinh vi, đã hoạt động ít nhất là từ năm 2013 đến nay và dường như không có mối liên hệ rõ ràng với bất kì nhóm tội phạm mạng đã biết nào.
Kaspersky Lab vừa phát hiện một chiến dịch APT mới, ảnh hưởng đến lượng lớn người dùng thông qua tấn công chuỗi cung ứng. Kết quả nghiên cứu của Kaspersky Lab cho biết ít nhất từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2018, Shadow Hammer đã nhắm mục tiêu vào người dùng cài đặt ứng dụng Live Update của ASUS, bằng cách cài backdoor trên máy tính của họ. Ước tính, cuộc tấn công đã ảnh hưởng đến hơn một triệu người dùng trên toàn cầu.
Đây là lần thứ tư lỗ hổng zero-day được phát hiện bởi công nghệ Automatic Exploit Prevention của Kaspersky Lab. Kaspersky Lab đã báo cáo lỗ hổng mang mã hiệu CVE-2019-0797 cho Microsoft để phát hành bản vá ngay sau đó.
Thử thách Momo đang gây không ít tranh cãi trên mạng xã hội trong thời gian qua. Theo các chuyên gia từ Kaspersky Lab, về bản chất, đây không phải là mối đe dọa trực tuyến với mục đích lây nhiễm mã độc, làm hỏng thiết bị hay tìm cách lấy cắp thông tin người dùng, mà là một trò đùa ác ý có ý định gây sốc.
Phát hiện này đã được chia sẻ với Motorica - một công ty khởi nghiệp công nghệ cao của Nga, chuyên phát triển các bộ phận giả để hỗ trợ người khuyết tật - từ đó cho phép họ giải quyết các vấn đề an ninh mạng.