Vì sao cần vệ sinh điện thoại

Hãy nghĩ về những nơi bẩn nhất trong nhà, nơi bạn có thể giả định vi trùng và vi khuẩn đang phát triển mạnh như phòng tắm, bồn rửa chén... mà không phải là điện thoại, bàn phím, chuột và điều khiển từ xa của TV. Tuy nhiên trong thực tế, nhà vệ sinh có lẽ sạch hơn điện thoại và các thiết bị khác bởi do liên tục nghĩ phòng tắm là nguồn gốc mầm bệnh, mọi người có xu hướng lau chùi thường xuyên hơn. Thêm vào đó, phòng vệ sinh thường không có nhiều ngóc ngách và vết nứt để bụi bẩn có thể nấp mình.

Nhưng kiểm tra cho thấy, vi khuẩn từ màn hình điện thoại cũng phát triển một cách mạnh mẽ. Hãy nhớ rằng, bạn có thể rửa tay sau khi vào phòng vệ sinh, nhưng bạn sẽ không nghĩ rằng mình sẽ luôn rửa tay sau khi trượt ngón tay trên màn hình cả ngày.

Đó là lí do tại sao bạn nên vệ sinh điện thoại của mình một lần trong một thời gian.

Cách làm sạch điện thoại và các thiết bị khác

Không có nhiều thứ để làm sạch và vệ sinh thiết bị của bạn, nhưng do tính phức tạp của điện thoại mà bạn cần phải cẩn thận với màn hình của mình.

Hầu hết màn hình smartphone và tablet đều có lớp phủ oleophobic giúp giữ vết bẩn trên màn hình, điềun ày giúp chúng dễ dàng vệ sinh hơn. Tuy nhiên, sử dụng bất kì loại vật liệu hóa học hoặc chất mài mòn nào để làm sạch màn hình đều có thể làm mòn lớp phủ đặc biệt đó.

Về cơ bản, bạn không có nhiều lựa chọn để làm sạch thiết bị, ngoại trừ sử dụng nước và vải sợ nhỏ, trong khi một số có thể sử dụng thuốc xịt làm sạch không cồn và amoniac dành cho kính mắt. Bất cứ điều gì bạn chọn, đưa chất lỏng (nước hoặc chất tẩy rửa) vào vải và sau đó lau điện thoại, bởi phun nước làm sạch trực tiếp vào màn hình điện thoại có thể làm tăng nguy cơ chất lỏng chảy qua các vết nứt và khe nứt, từ đó gây hư hại thiết bị.

Trên các thiết bị khác xung quanh nhà như bàn phím, chuột, điều khiển từ xa TV…, bạn có thể sử dụng rượu isopropyl hoặc bất kì chất làm sạch nào (khăn lau Clorox, chất tẩy rửa,...). Một lần nữa, tốt nhất bạn nên sử dụng vải ẩm và sau đó lau chùi các thiết bị của mình.

Theo Dân Việt.




Bình luận

  • TTCN (0)