Thông thường, sau khi cài bất kì một HĐH nào, bạn sẽ phải cài hàng loạt ứng dụng thứ ba để có thể đáp ứng được mục đích sử dụng trong tương lai. Ubuntu cũng vậy. Tuy đã có sẵn trình thư điện tử Evolution và bộ công cụ văn phòng OpenOffice, nhưng để biến Ubuntu trở thành người bạn thân thiết và lâu dài, bạn có thể tham khảo những công cụ nên cài và việc cần thực hiện ngay theo gợi ý sau đây.
Trước tiên, bạn vào Applications->Add/Remove Program để tìm và lựa chọn những ứng dụng phù hợp theo nhu cầu.
1. Advanced CCSM
Đây là công cụ tạo hiệu ứng bắt mắt giống như trên Vista. .
2. Avant Windows Navigator (AWN)
Ứng dụng này sẽ biến Ubuntu có các biểu tượng được sắp xếp trên màn hình nền giống với Mac.
3. Gstreamer Extra Plugins
Gstreamer là một plugin để chơi tất cả các loại nhạc. Thưởng thức nội dung số trở nên đơn giản hơn.
4. Ubuntu Restricted Extras
Ứng dụng này sẽ cung cấp cho người dùng một số ứng dụng mở rộng (plugin và add-on) để hỗ trợ Firefox và một số ứng dụng khác chạy mượt hơn. Extra bao gồm Java, Flash player, plugin đa phương tiện cho trình duyệt và nhiều công cụ khác.
5. MS Core fonts
Bạn sẽ không thể tìm thấy Times New Roman và hệ thống font chữ thuộc sở hữu của Microsoft trên Ubuntu. Plugin này sẽ cài font thường dùng trên Windows sang Ubuntu.
6. Mozilla Thunderbird
Trình thư điện tử hiệu quả, thay cho trình mặc định là Evolution
7. Lightning
Nếu bạn cài Thunderbird, bạn nên cài thêm Lightning để có lịch cho Thunderbird vì trình thư điện tử này thiếu chức năng lịch.
8. Add-on của Firefox
Cài thêm các add-on để cải thiện trải nghiệm duyệt web với cáo lửa. Nên cài ít nhưng không nên bỏ qua các công cụ chơi media và công cụ ngăn quảng cáo.
9. gtkRecordMyDesktop
Công cụ hiệu quả để tạo các hướng dẫn nhanh một số ứng dụng hoặc chương trình khác chạy trên máy. gtkRecordMyDesktop sẽ chụp lại những gì bạn thực hiện trên màn hình. Đây là công cụ lí tưởng cho các blogger.
10. Scribus
Scribus là một ứng dụng hiệu quả cho những ai muốn tạo thư, tạp chí v.v. Đây là công cụ xuất bản trên desktop với nhiều tính năng thú vị.
11. Samba
Nếu bạn có nhiều máy tính ở nhà, hẳn sẽ tạo mạng kết nối, hoặc ít ra là chia sẻ tập tin giữa các máy. Samba sẽ hỗ trợ việc này.
12. Yahoo! Zimbra Desktop
Zimbra là ứng dụng mới được thêm vào trên Ubuntu. Đây là một trình thư điện tử khác có tính năng thú vị giúp người dùng đọc thư từ Yahoo và các nhà cung cấp mail khác một cách dễ dàng. Zimbra có tất cả những gì bạn cần ở một trình duyệt mail trên desktop.
13. Miro
Mỉo là chương trình chơi video có thể phát bất kì tập tin video nào và giúp người dùng lưu video từ Youtube.
14. Wine
Wine giúp người dùng chạy hầu hết các ứng dụng Windows trên Ubuntu.
15. Google Earth
Công cụ không thể thiếu để khám phá thể giới.
16. Skype
Trình nhắn tin, video chat, gọi điện thoại không thể thiếu.
17. Gizmo Project
Một ứng dụng thay thế Skype. Gizmo có thêm ứng dụng tương tự trên nền web.
18. Các module back-port cho Linux
Nếu gặp phải trục trặc với đèn Wi-Fi và sử dụng dịch vụ này thường xuyên thì đây cũng là công cụ không thể thiếu. Tìm và cài linux-backports-modules sẽ giải quyết vấn đề.
19. Songbird
Songbird là công cụ mã nguồn mở thay thế iTunes và Windows Media Player với nhiều tính năng thú vị cũng như khả năng cá nhân hoá cao.
20. Bật hiệu ứng
Vào System ->Preferences ->Appearance ->Visual Effects và chọn Extra. Việc này sẽ kích hoạt driver cho card đồ hoạ.
Văn Vượng (theo Knowliz)
Bình luận
1. ở việc thứ 1: Nên cài thêm compiz-fusion-icon để switch giữa các window manager dễ hơn, reload window manager không cần xài lệnh compiz-manager --replace.
2. Ở việc thứ 5: có 1 cách đơn giản hơn rất nhiều đó là copy font mình cần và đã có trong máy vào thư mục /usr/share/fonts (với quyền root).
3. Môt số phần mềm khác nên có:
- Skype
- VLC để chơi hầu như tất cả định dạng.
- XVNKB để gõ tiếng Việt, bộ gõ này tôi dùng từ phiên bản 7.04 đến giờ là 8.10 mà vẫn work rất perfect.
- Startdic: bộ từ điển rất tuyệt, hỗ trợ truy vấn nhanh anywhere.
- Ngoài ra tuỳ theo lĩnh vực mình hoạt động mà có các phần mềm khác hỗ trợ rất tốt.
1. ở việc thứ 1: Nên cài thêm compiz-fusion-icon để switch giữa các window manager dễ hơn, reload window manager không cần xài lệnh compiz-manager --replace.
2. Ở việc thứ 5: có 1 cách đơn giản hơn rất nhiều đó là copy font mình cần và đã có trong máy vào thư mục /usr/share/fonts (với quyền root).
3. Môt số phần mềm khác nên có:
- Skype
- VLC để chơi hầu như tất cả định dạng.
- XVNKB để gõ tiếng Việt, bộ gõ này tôi dùng từ phiên bản 7.04 đến giờ là 8.10 mà vẫn work rất perfect.
- Startdic: bộ từ điển rất tuyệt, hỗ trợ truy vấn nhanh anywhere.
- Ngoài ra tuỳ theo lĩnh vực mình hoạt động mà có các phần mềm khác hỗ trợ rất tốt.
Một việc k0 thể thiếu là trình gõ tiếng Việt.
Nếu ai gõ telex thì giờ có thể gõ Scim ngon lành rồi, k0 cần tới xvnkb hay x-unikey nữa.
Có 2 ứng dụng thay Word và Excell là Abiword và Gen.. gì gì đấy(quên tên rồi). Chạy nhanh hơn hẳn Oo
3/4 trong số các công việc này có thể làm bằng cách gõ một dòng lệnh. Tại sao không tạo một package ảo chứa tất cả các package này nhỉ
Cái thứ 5, cách copy không thể đơn giản hơn được cách này. Chắc bạn NTL nhầm với việc copy font TrueType bất kì. Thực ra việc cài font core của MS chỉ đơn giản là thêm gói Universe vào trong sources, vào Add/Remove để thêm gói đó vào, hoặc chỉ gõ lệnh sau là được: $sudo apt-get install msttcorefonts. Gói font này có mục đích là hiển thị các trang Web dùng tiếng Việt đẹp hơn.
Cái thứ 8 chung chung quá, ai biết add-on gì Có lẽ nên tham khảo link này: Add-on cho Firefox.