Sự khác nhau giữa phần mềm “nguồn mở” và “tự do” là một cuộc tranh luận đã tồn tại nhiều năm. Nhưng ngoài phạm vi tư tưởng phần mềm, có một quan niệm sai lầm hay mắc phải, đó là bạn có thể sử dụng phần mềm nguồn mở theo cách nào tùy ý bạn. Điều đó là hoàn toàn sai lầm, thực tế không bao giờ là như vậy. Trường hợp của công ty mạng khổng lồ Cisco là một minh chứng.

Trung tâm luật tự do phần mềm SFLC (Software Freedom Law Center) thay mặt cho Tổ chức phần mềm tự do FSF (Free Software Foundation) đã và đang kiện công ty Cisco vi phạm bản quyền Linux và các GPL khác.

Cisco, giống như nhiều công ty mạng, đã sử dụng Linux và các chương trình phần mềm miễn phí khác như GCC, binutils và GNU C Library trong sản phẩm của họ. Đặc biệt, Cisco sử dụng những chương trình này trong dòng sản phẩm Linksys của mình.

FSF đã dẫn việc sử dụng mã nguồn mở không đúng của Cisco đầu tiên là vào năm 2004 trong bộ định tuyến không dây Linksys WRT54G. Mục tiêu của FSF không phải là tiền. Cái giá của việc sử dụng phần mềm nguồn mở là nếu bạn bán hoặc phân phối chương trình hoặc sản phẩm sử dụng giấy phép GPL, bạn phải chia sẽ mã mà bạn đã sửa chữa với người sử dụng chúng.

Điều này cũng không có gì nhiều nhặn nhưng một số công ty, như Cisco, sau khi cho thêm “gia vị” đặc biệt của họ vào, họ lại không muốn chia sẻ với người sử dụng. Đó là một lỗi lớn và hết sức ngớ ngẩn.

Trong vài năm qua, SFLC đã và đang kiện các công ty khác muốn chơi lập lờ hai mặt với các chương trình GPL. SFLC đã hạ đo ván từng công ty một. Và chắn chắc rằng, Cisco cũng sẽ không tránh khỏi bị thua trong vụ này.

Nếu Cisco tuân thủ theo luật, sự cải thiện mã của họ đã phải được chia sẻ với phần còn lại của thế giới. Bởi vì những công ty như Red Hat cũng đã tuân theo luật phần mềm miễn phí, đây là một ví dụ điển hình của một công ty hàng tỉ USD với mã nguồn mở.

Hiện nay, Cisco sẽ kết thúc việc phải mở mã nguồn, và họ sẽ phải trả tiền cho FSF. Dù sao đi nữa Cisco đã thu lợi rất nhiều từ mã nguồn mở, và việc chia sẻ mã sẽ chỉ nằm trong lợi ích của chính họ. Một số công ty khác cũng phải học lấy bài học này, dù rất khó khăn.

Huyền Nga (theo PC World)



Bình luận

  • TTCN (12)
Lê Đức Huy  3

"Tổ chức phần mềm miễn phí FSF (Free Software Foundation)" Mình nghĩ là không nên dùng cụm từ này vì theo định nghĩa của FSF thì Free Software là phần mềm "Tự do" chứ chữ Free ở đây không nên hiểu là miễn phí. Phải không các anh.

Quang Trung  22192

Yes! I agree.

Huyền Nga  1868

Cám ơn góp ý của bạn LĐH. HN cũng đã xem lại định nghĩa của FSF như bạn nói và thấy dịch là "tự do" là hợp lý. Nhưng HN có một chút vướng mắc là : nếu thống nhất dịch "free software" là "phần mềm tự do" thì không chỉ có dịch lại tên của tổ chức FSF mà còn có tiêu đề và một vài cụm từ trong bài viết nữa như "Sự khác nhau giữa.. và phần mềm tự do" ....Nhưng xưa nay ở các trang web ở VN, khi nói về phần mềm nào được "free" thì họ đều dịch là "miễn phí" cả. Vậy vấn đề này nên xem xét thế nào.

Hải Nam  30903

Bởi vì họ hiểu chưa đúng, đơn giản thế thôi. "Free" có nhiều nghĩa, có thể hiểu là miễn phí ("free hug"), hoặc tự do (freedom). Software Freedom Day đã được dịch là "Ngày tự do phần mềm" rồi (link cho 20072008).

Do đó, "free software" dịch là miễn phí hay tự do đều đúng, trong tuỳ ngữ cảnh thôi. TTCN cũng phân biệt rất rõ hai chữ này, bạn vào Thư viện phần mềm là thấy.

Quang Trung  22192

So sánh giữa Open source and Free software:
Open source and Free software

Định nghĩa của Free software

"Free software" is a matter of liberty, not price. To understand the concept, you should think of "free" as in "free speech," not as in "free beer."

Tất nhiên đã tự do thì miễn phí!

Huyền Nga  1868

HN đã hiểu được tận gốc của vấn đề. Cám ơn QT và HNam

thaidn  2

nếu không hiểu thì tốt nhất đừng viết vội

tớ thấy bài này đưa ra cái title rất tốt nhưng rốt cuộc thì có vẻ như tác giả không hiểu gì hết về phần mềm nguồn mở, phần mềm tự do, và sự khác nhau của chúng.

tớ nghĩ người viết nên dành thời gian tìm hiểu kỹ về vấn đề này, trước khi muốn viết bài theo kiểu "chỉnh cái sai của người khác" như thế này.

thaidn  2

tự do không có nghĩa là miễn phí

@Quang Trung: cái đoạn quote mà bạn đưa lên, không có chỗ nào nói free in free speech is the same as free in free beer. phần mềm tự do hay phần mềm nguồn mở không có nghĩa là chúng miễn phí.

Quang Trung  22192

Sự khác nhau giữa “nguồn mở” và “tự do”

http://bit.ly/cpznej

Chúc mừng HN nhé! ^^

Quang Trung  22192

@Thái:

Đúng như thế! Tự do không có nghĩa là miễn phí. Nhưng:
* The freedom to redistribute copies so you can help your neighbor (freedom 2).

Cái freedom 2 nghĩa là bạn có thể tự do phát tán phần mềm. Bạn có thể bán, người khác có thể mua, rồi lại phát tán với mục đích thương mại hay không tuỳ thích.
Quanh quẩn rồi cũng tìm được cái miễn phí thôi! ^^
Nguồn mở thì đầy cái không miễn phí rồi!

Hải Nam  30903

@Thái: mình đã duyệt lại và sửa một số chỗ trong bài, giờ thì không thấy điểm nào vướng mắc nữa. Bạn xem lại thử?

Giờ thì bình luận xa hơn. Quan điểm của tác giả bài này chỉ dừng lại ở chỗ: phần mềm nguồn mở thì không phải là "tự do làm gì thì làm". Và tác giả đã chứng minh được ý kiến đó.

Tiếp theo, quan điểm "nguồn mở" không có nghĩa là "tự do" đã có từ lâu. "Mở" có nghĩa là "mở", tức là có thể có được mã nguồn, nhưng làm gì với nó được thì còn tuỳ. Microsoft cũng đã "mở" một số mã nguồn theo giấy phép của họ (một vài giấy phép đã được FSF chấp nhận theo nghĩa "tự do" - free).

Tiếp theo, cho dù nói là "tự do" nhưng cũng tự do trong "khuôn khổ". Chẳng hạn, GPL của FSF, bạn có thể tự do sử dụng mã nguồn, nhưng nếu bán sản phẩm thì vui lòng cung cấp mã, hơn nữa, dùng chung với GPL thì làm ơn theo GPL luôn. Một mặt nào đó nó cũng không tự do lắm. Vì vậy, mới có nhiều giấy phép nguồn mở khác, thí dụ MIT, "tự do" hơn GPL rất nhiều.

Tuy nhiên, nếu là một bài viết cho dân ngoại đạo, thì nói nhiều quá người ta không hiểu gì cũng bằng thừa. Nên tốt nhất mỗi tác giả phải lựa chọn đối tượng để viết bài. Một bài viết "tốt hơn, chuẩn hơn" chưa chắc là một bài "dễ tiếp thu hơn" bài này.

Huyền Nga  1868

Cám ơn Thái đã quan tâm đến bài viết này.
Những gì HN muốn hồi âm cho T đã được QT và HNam giải thích rõ ràng hết rồi.
(Một lần nữa cám ơn QT và Hnam)