WordPress 3.0 vừa ra mắt với nhiều thay đổi quan trọng so với phiên bản trước, xứng đáng là mã nguồn blog tốt nhất hiện nay.
Bạn tải WordPress 3.0 tại http://wordpress.org/download (dung lượng 2,82MB).
1. Tùy chọn tên đăng nhập cho admin
Ở các phiên bản WordPress trước, người quản trị có tên đăng nhập mặc định là admin, và người dùng thường thay đổi tên đăng nhập bằng cách chỉnh sửa cơ sở dữ liệu trong phpMyAdmin. Với Wordpress 3.0, bạn có thể tự chọn tên đăng nhập, mật khẩu tùy ý cho người quản trị ngay trong quá trình cài đặt. Trong phần Information needed, bạn điền tên đăng nhập cần dùng vào ô Username, nhập hai lần mật khẩu vào hai ô dưới trường Password, twice, rồi nhấn Install WordPress để cài đặt.
2. Giao diện mặc định cho blog
Khi truy cập vào Appearance > Themes, bạn sẽ thấy WordPress 3.0 được khoác một “bộ cánh mới” mang tên Twenty Ten 1.0, thay cho hai giao diện cũ trước đây là WordPress Default 1.6 và WordPress Classic 1.5.
Trang quản lý giao diện trong WordPress 3.0 cũng được sắp xếp lại khoa học với hai thẻ: Manage Themes (quản lý các giao diện đã cài đặt), Install Themes (tìm và tải thêm giao diện mới)
Mặc dù chưa thực sự bắt mắt nhưng về khả năng tùy biến thì Twenty Ten “ăn đứt” hai giao diện cũ. Bạn có thể thay đổi ảnh nền, tạo thanh menu mới cho giao diện theo ý thích.
Thay đổi header: Header là phần ảnh nằm ngang bên trên để trang trí thêm cho blog. Nếu không thích ảnh có sẵn, bạn vào Appearance > Header, chọn một ảnh khác trong Default Images. Để sử dụng ảnh từ máy tính làm header, bạn nhấn Browse… tại trường Upload Image rồi chọn ảnh.
Ảnh nền: Bạn nhấn Appearance > Background > Select a Color để chọn màu nền cho giao diện, hoặc nhấn Browse… tại trường Upload Image nếu muốn dùng ảnh nền có sẵn trên máy tính.
Tạo menu: Thẻ Menus trong Appearance là tính năng mới giúp bạn tự tạo thanh menu theo phong cách riêng, không bị “bó buộc” như thanh menu ở các phiên bản WordPress trước. Bạn có thể đặt một chuyên mục (Category), một trang (Page), hoặc liên kết đến một website khác trên thanh menu. Bạn đặt tên cho menu tại ô Menu Name, rồi thêm vào các mục trên menu thông qua ba khung: Custom Links (chèn liên kết đến một website khác), Pages (chèn liên kết đến một trang trong blog), Categories (chèn liên kết đến một chuyên mục đã tạo). Sau khi đánh dấu chọn các trang và chuyên mục cần đưa vào menu, bạn nhấn Add to Menu. Xong, bạn nhấn Save Menu lưu lại menu đã tạo.
Để sử dụng menu cho giao diện Twenty Ten, bạn nhấp vào hộp Primary Navigation dưới trường Theme Locations, chọn tên menu cần dùng, rồi nhấn Save. Truy cập vào trang chủ blog, bạn sẽ thấy thanh menu ngang với các mục mà bạn đã thêm.
Lưu ý: Nếu sử dụng giao diện khác (không phải là Twenty Ten), bạn cũng có thể chèn menu đã tạo vào một vị trí tùy ý bằng cách vào Appearance > Widgets, kéo thả mục Custom Menu vào vị trí cần chèn. Tiếp theo, bạn chọn tên menu cần dùng trong hộp Select Menu rồi nhấn Save.
3. Cập nhật phiên bản tự động
Để thuận tiện hơn trong việc cập nhật phiên bản mới của WordPress, giao diện, plugin đang sử dụng, WordPress 3.0 đã bổ sung thêm thẻ Updates trong khung Dashboard - chứa thông tin về phiên bản mới. Bạn chỉ việc nhấn Download để tải về bản mới rồi tiến hành cập nhật.
4. Tạo hệ thống blog cho nhiều thành viên
Cùng với việc tích hợp WordPress MU vào mã nguồn, WordPress 3.0 giúp bạn tạo hệ thống blog với nhiều “blog con” của từng thành viên (tương tự trang http://wordpress.com), mà không cần cài thêm WordPress MU như trước đây. Để kích hoạt tính năng này, bạn mở file wp-config.php và thêm vào cuối file đoạn mã sau:
define('WP_ALLOW_MULTISITE', true);
Trở lại trang quản trị, bạn nhấp vào mục Settings và chọn Network.
Lưu ý: Để sử dụng tính năng này, server phải bật mod_rewrite (nếu chưa bật, bạn liên hệ với nhà cung cấp hosting). Nếu đang “vọc” WordPress 3.0 trên localhost, bạn có thể bật mod_rewrite bằng cách (bài viết minh họa với phần mềm tạo server ảo AppServ): vào thư mục C:\AppServ\Apache2.2\conf, mở file httpd.conf bằng Notepad, tìm đến dòng #LoadModule rewrite_module modules/mod_rewrite.so, rồi bỏ đi dấu # ở đầu dòng. Xong, bạn vào Start > All Program > AppServ > Control Server by Service > Apache Restart để khởi động lại Apache.
Trở lại trang Create a Network of WordPress Sites, bạn đặt tên cho hệ thống blog vào ô Network Title, email người quản trị vào ô Admin E-mail Address, rồi nhấn Install. Tiếp theo, bạn cần phải thực hiện theo ba bước hiển thị trên web, cụ thể:
- Tạo thư mục tên blogs.dir trong thư mục wp-content.
- Chèn thêm vào file wp-config.php đoạn mã được cung cấp tại bước 2 (chèn phía trên dòng /* That's all, stop editing! Happy blogging. */).
- Thêm vào file .htaccess (trong thư mục wordpress) đoạn mã được cung cấp tại bước 3.
Thực hiện xong ba bước trên, bạn nhấn Log In và đăng nhập vào trang quản trị hệ thống blog. Lúc này sẽ có thêm mục Super Admin để bạn quản lý toàn bộ blog của thành viên, giao diện mặc định của các blog được tạo ra, cấu hình blog,…
5. Rút gọn link trong WordPress
6. Custom Post Type
Custom Post Type là tính năng khá hữu ích khi bạn cần tạo sẵn các mẫu bài viết theo từng chủ đề (mẫu bài về âm nhạc, hình ảnh, video,…) nhằm tiết kiệm thời gian khi viết bài. Chẳng hạn, để tạo mẫu bài về âm nhạc, bạn vào Appearance > Editor, chọn file function.php, thêm vào đoạn mã sau:
function post_type_music() {
register_post_type( 'music', array( 'label' => __('Music'), 'public' => true, 'show_ui' => true ) );
register_taxonomy_for_object_type('post_tag', 'music');
}
add_action('init', 'post_type_music');
Sau khi thêm đoạn mã trên, trong trang quản trị sẽ có thêm mục Music trên thanh menu để bạn soạn nhanh các bài về âm nhạc. Tương tự, bạn có thể tạo thêm các chủ đề khác, chỉ cần thay các từ “music” trong đoạn mã thành tên khác tùy thích (chẳng hạn: movie).
Theo go.vn
Cho mình hỏi tí.
Ở mục tạo menu. Hiện tại blog của mình đang dùng domain miễn phí (co.cc) trên nền của wordpress hình như nó không dùng giao diện Twenty Ten(mình cũng không hiểu rõ lắm vè giao diện này. Nhưng mình thấy giao diện admin của mình thiếu rất nhiều mục VD Appearance > Header và Network... là không có) . Và mình muốn chuyển về giao diện Twenty Ten thì phải làm thế nào.
Và bạn có thể chỉ cho mình cách tạo Menu giống như các trang web khác Như menu của web này chăng hạn, có nhiều trang tách biệt nhau vd như: trang chủ, diễn dàn, Công nghệ thông tin, music . .. Hiện tai blog của mình chỉ có 1 trang là HOME thôi, và mình vẫn tạo page khác hiển thị trên thanh menu được nhưng nó chỉ có chức năng như 1 bài viết thông thường chứ nó không chứa được nhiều bài viết như trang HOME. (Mình mới học làm blog nên không thạo lắm.)
Mong bạn chỉ bảo . Cảm ơn bạn nhiều nhiều.
Bạn có thể trả lời mình ở đây hoặc là vào email ([email protected]) cho mình cũng được .
Một lần nữa cảm ơn bạn.
Mong nhận được hồi âm của bạn
Bài viết trên là giới thiệu cách cài WP3. Còn bạn dùng co.cc, là dịch vụ domain, thì chắc đang dùng wordpress.com rồi, tức không phải bản WP3 tự cài đặt. Nó thiếu một số chức năng so với bản WP3 bạn tự cài.
Hi ! Mình chưa thử cái này bao giờ cả . Đây có phải là nguồn mở không hả bạn ????
cảm ơn bác nhưng em chưa biết sử dụng nhờ bác chỉ giúp em cách làm với được không ạ
Tui là fan hâm mộ wordpress đấy, bài viết này thật có ích lắm
thank
wp vừa phát hành bản update mới nhất 3.1.4
Cảm ơn bạn, bài viết về Wordpress rất hữu ích với tôi.
Bài viết viề wordpress MU của anh rất hay
Nhưng em còn điều chưa ro
Em muốn làm 1 trang như wordpress.org nhưng nếu mình chọn 1 theme cho domain chính www.domain.com vậy làm sao www.domain.com tự động lấy bài của các trang con như site1.domain.com ; site2.domain.com; . . . như trang wordpress ấy
Xin cảm ơn rất nhiều
nếu cần thiết có thể gời cho em qua mail: [email protected]
WP vừa up lên phiên bản mới nhất là Wordpress 3.3.2
chắc cũng phải làm thử