Tôi rất ngạc nhiên khi đọc thông tin về “Kết quả khảo sát xã hội học về game online” do Viện Xã hội học tiến hành mà các báo đăng tải ngày 20/10.
Cuộc khảo sát tiến hành ở 6 địa phương là các thành phố lớn trong nước và đặc biệt là cuộc khảo sát này được sự tài trợ của... một doanh nghiệp kinh doanh game online trong nước. Chả trách mà kết quả chỉ có 5,2% người được hỏi “có biểu hiện nghiện game online” (!?). Nhóm nghiên cứu kết luận nghiện game online không trầm trọng như các phương tiện truyền thông đại chúng đưa ra.
Thật thế chăng? Là người thường xuyên sử dụng Internet, tôi có nhận xét là cứ khoảng thời gian từ 5-7 giờ tối, đường truyền Internet trong thành phố mà tôi đang dùng đột ngột từ “hạ áp” tới nghẽn mạch. Đó là thời gian học sinh các trường từ tiểu học, cơ sở tới trung học tan trường, và các điểm game online tràn ngập khách hàng.
Tôi có đứa cháu ở tận một xã vùng bán sơn địa hưởng tiêu chuẩn miền núi, một xã rất nghèo (tới bây giờ vẫn thuộc diện xã nghèo). Cháu tôi mới học lớp 8 nhưng đã phải bỏ học, không phải vì gia đình không có tiền lo nổi cho cháu tiếp tục học, mà vì... game online "leo núi, vượt đồi lên vùng cao" đã khiến cháu phải bỏ học.
Hàng ngày, cha mẹ nghèo khổ lam lũ làm ăn, đâu có biết con mình vẫn nhận tiền đóng học phí, tiền học thêm hàng tháng nhưng không tới trường, cũng chẳng tới lớp học thêm, mà vào quán... game online. Ở đó, tất cả tiền học phí được cháu tôi sử dụng để học chơi game online. Món này chắc cháu tôi giỏi, nhưng các môn học thì không còn đường ngõ nào để vào đầu cháu tôi được nữa! Game online đã lên tới miền núi rồi đó, tới tận “vùng sâu vùng xa” rồi đó!
Trả lời lý do tại sao kết quả khảo sát đưa ra những tác động không đáng kể của game online tới người chơi, TS Trịnh Hoà Bình - chủ trì cuộc khảo sát nói trên, cho rằng mình không phải cơ quan quản lý nên không lý giải nội dung này.
Không phải cơ quan quản lý mà lại đưa ra những nhận định vội vàng từ những kết quả khảo sát rất khó chứng minh sự trung thực, cách làm điều tra xã hội học như thế có thể mang lại những kết luận rất sai lạc với thực chất vấn đề cả xã hội đang hết sức lo ngại là game online.
Đã thế, vị TS xã hội học này còn nói: "Anh Nguyễn Minh Thuyết - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội có nói trong các trại giáo dưỡng có những trường hợp rất đau lòng liên quan đến game online, nhưng ở đây chúng tôi chỉ khảo sát về mặt xã hội và đưa ra đánh giá”. Không biết, “những trường hợp đau lòng” mà đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết đề cập có nằm trong “xã hội” mà cuộc khảo sát này đánh giá không ?
Làm khoa học cũng rất cần tài trợ. Nhưng khi “khảo sát xã hội học” về tác hại của game online mà “nhà tài trợ” lại là một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ game online, thì chưa cần thấy kết quả, người ta đã đoán biết nó ra sao rồi!
Theo Vietnamnet
Bình luận
thua là cái chắc, khỏi nói ai cũng biết mà
Tuấn IT
gớm ! làm như IT là ngon lắm ấy, đi đâu cũng phải để cho người ta biết mình là dân IT nên mới đeo cái medal Tuấn IT vào
nhìn Tuấn IT là biết ngay hàng Hồ Cẩm Đào , dân chính hiệu chẳng ai "kêu to" kiểu ấy
@KITARO:
Nên giảm tần suất sử các emo lại đi bạn ơi.
sao tự dưng lại bảo người ta cắt đi sự sung sướng của người ta thế
VL quá đi cái gì cũng cấm, vậy mấy cái fim đánh đấm + bắn súng chiếu trên tivi sao ko cấm luôn đi, đúng là vl
Game có thật xấu như mọi người đã nói không?
Mọi người luôn nói game xấu, có ảnh hưởng xấu tới tư tưởng ... Vậy xin hỏi có ai thắc mắc lý do tại sao nhiều người lại tìm đến game đến vậy? Nên nhớ không chỉ những người trẻ như học sinh, sinh viên mà còn có những người đi làm, trong đó có ko ít người thành đạt vẫn gắn bó với game. Bản thân game cũng là sản phẩm của trí tuệ, và không phải nước nào cũng đủ đáp ứng các điều kiện làm game nổi tiếng.
Ỏ đây bỏ qua việc xét mặt tốt của game, chỉ nói mặt xấu:
Nếu so về tiền bạc, đa số game ofline ở việt nam toàn được copy từ máy tính này sang máy tính khác (nói đúng là hàng chôm), có mua thì cũng chỉ tốn từ vài ngàn đến vài chục ngàn đối với những game có dung lượng lớn. Game online thì 100 người mới có 1 vài người thực sự bỏ số tiền lớn vào game, chính vì vậy mới có khái niệm đại gia đúng không? Bạn có chắc những hình thức giải trí khác đỡ tốn hơn không? Chơi thể thao, bạn tìm sân chơi tại đâu? tiền đồng phục, mua dụng cụ? cầu lông dễ chơi, nhưng tiền mua cây vợt chơi và tiền mau cầu, kiếm sân chơi thì không dễ chút nào. Đá banh? Không còn thời kỳ chỉ cần trái banh là kéo nhau ra ngoài đường đá đâu, bạn phải bỏ tiền để đi mướn sân và còn phải chờ đợi nữa. Xem phim, đi công viên, quán nước, quán nhậu ... đối với người lớn; thả diều, bắn bi, ... với trẻ con thì tiền đâu, sân chơi đâu. Ngay cả vỉa hè còn bị lấn chiếm, lâu lâu tại khu vực kẹt xe còn có cảnh xe lao thẳng lên vỉa hè. Bạn chắc dám cho con cái mình chơi trên đó không. Game thì đòi hỏi, vì nó có sân chơi ảo mà, nếu có máy hoặc tốn vài ngàn là đủ để ngồi chơi.
Thời gian, lúc nhỏ thì đi học, lớn thì đi học + đi làm , và nhiều việc linh tinh khác. Bạn có bao nhiêu thời gian để giải trí? Bạn bè bạn có thời gian trùng với bạn không? Game ofline bạn chơi lúc nào chả được, game online thì bất cứ lúc nào bạn cũng có thể gặp bạn bè, không chơi lên chat cũng được. Bản thân tui, khi vào cơ quan, công việc đầu tiên là bật yahoo lên - chủ yều là đợi một người bạn nào đó lên để nói chuyện phiếm chút thôi => rất khó để gặp ngay cả trên mạng ảo. Lỗi do game hay xã hội?
Bạo lực, nếu đã chơi game, bạn sẽ thấy ngay bạo lực game online không bằng game ofline, kể cả game bắn súng. Game ofline càng nặng bạo lực thì tiền càng mắc, cấu hình hay loại máy để chạy được game cũng khá đắt. Học sinh sinh viên trừ khi được sự thả lỏng của gia đình mới có cơ hội mò tới => vậy đây là lỗi game hay gia đình? Phim ảnh, đặt biệt phim xã hội đen, phim ma, cảnh sát bạo lực còn kinh hơn. Phim kiếm hiệp cũng uýnh nhau ầm ầm mà sau không thấy cấm. Ca nhạc, phim việt thì nhân vật toàn nói xấu, hại nhau, mặc đồ khoe trước hở sau => đâu có ai cấm? Người thật không cấm, mà cấm nhân vật ảo sẽy???
Ngay cả trong thể thao, tình trạng bạo lực còn có. Sau đòi hỏi trong game không có, nên nhớ bản thân nhân vật ảo chỉ là phản ánh bản tính thật người chơi thôi.
Mọi người chê trách, cấm game thì tuỳ thôi. nhưng phải có hình thức giải trí nào phù hợp với mọi người. Không lẽ, ra quán nhậu, đua xe, cờ bạc, mua sắm, bài bạc ăn tiền mới là bổ ích ??? Bất cứ những người đi làm - đặc biệt là trong công sở ở việt nam, tôi không tin là không ai chưa từng giải trí bằng mấy cách vừa kể. Và chắc chắn là nó diễn ra hằng tháng, thâm chí hằng tuần. Bạn đọc xem thử nó tốt hơn chơi game không?? còn thể thao, hay xem phim, nghe nhạc, uống nước thì đã nói ở trên rồi. Cin hết
nghe tèo này bình loạn zui quá xá
game là sản phẩm trí tuệ hả game so với Linux, Ubuntun, Windows nhằm nhò gì
tiền đâu chơi thể thao hả, vậy tiền đâu chơi game
có ai ăn cắp, ăn cướp để chơi sport không
phim, ca nhạc không cấm mà lại cấm game, vậy muốn cấm game thì cấm 2 cái kia trước đúng không vậy là game đáng bị cấm trước, có nghĩa chỉ đáng bị cấm sau
có ai cấm game hoàn toàn đâu
cấm là cấm game xấu, hoặc yêu cầu giảm bớt các tác nhân gây xấu
cứ ủng hộ cấm game xấu đi xem xã hội loạn lạc tới mức nào
nếu thiên hạ loạn lạc chính phủ sẽ mở cửa game xấu trở lại phục vụ nhân dân, lo gì
Game có thật xấu như mọi người đã nói không?
Mọi người luôn nói game xấu, có ảnh hưởng xấu tới tư tưởng ... Vậy xin hỏi có ai thắc mắc lý do tại sao nhiều người lại tìm đến game đến vậy? Nên nhớ không chỉ những người trẻ như học sinh, sinh viên mà còn có những người đi làm, trong đó có ko ít người thành đạt vẫn gắn bó với game. Bản thân game cũng là sản phẩm của trí tuệ, và không phải nước nào cũng đủ đáp ứng các điều kiện làm game nổi tiếng.
Ỏ đây bỏ qua việc xét mặt tốt của game, chỉ nói mặt xấu:
Nếu so về tiền bạc, đa số game ofline ở việt nam toàn được copy từ máy tính này sang máy tính khác (nói đúng là hàng chôm), có mua thì cũng chỉ tốn từ vài ngàn đến vài chục ngàn đối với những game có dung lượng lớn. Game online thì 100 người mới có 1 vài người thực sự bỏ số tiền lớn vào game, chính vì vậy mới có khái niệm đại gia đúng không? Bạn có chắc những hình thức giải trí khác đỡ tốn hơn không? Chơi thể thao, bạn tìm sân chơi tại đâu? tiền đồng phục, mua dụng cụ? cầu lông dễ chơi, nhưng tiền mua cây vợt chơi và tiền mau cầu, kiếm sân chơi thì không dễ chút nào. Đá banh? Không còn thời kỳ chỉ cần trái banh là kéo nhau ra ngoài đường đá đâu, bạn phải bỏ tiền để đi mướn sân và còn phải chờ đợi nữa. Xem phim, đi công viên, quán nước, quán nhậu ... đối với người lớn; thả diều, bắn bi, ... với trẻ con thì tiền đâu, sân chơi đâu. Ngay cả vỉa hè còn bị lấn chiếm, lâu lâu tại khu vực kẹt xe còn có cảnh xe lao thẳng lên vỉa hè. Bạn chắc dám cho con cái mình chơi trên đó không. Game thì đòi hỏi, vì nó có sân chơi ảo mà, nếu có máy hoặc tốn vài ngàn là đủ để ngồi chơi.
Thời gian, lúc nhỏ thì đi học, lớn thì đi học + đi làm , và nhiều việc linh tinh khác. Bạn có bao nhiêu thời gian để giải trí? Bạn bè bạn có thời gian trùng với bạn không? Game ofline bạn chơi lúc nào chả được, game online thì bất cứ lúc nào bạn cũng có thể gặp bạn bè, không chơi lên chat cũng được. Bản thân tui, khi vào cơ quan, công việc đầu tiên là bật yahoo lên - chủ yều là đợi một người bạn nào đó lên để nói chuyện phiếm chút thôi => rất khó để gặp ngay cả trên mạng ảo. Lỗi do game hay xã hội?
Bạo lực, nếu đã chơi game, bạn sẽ thấy ngay bạo lực game online không bằng game ofline, kể cả game bắn súng. Game ofline càng nặng bạo lực thì tiền càng mắc, cấu hình hay loại máy để chạy được game cũng khá đắt. Học sinh sinh viên trừ khi được sự thả lỏng của gia đình mới có cơ hội mò tới => vậy đây là lỗi game hay gia đình? Phim ảnh, đặt biệt phim xã hội đen, phim ma, cảnh sát bạo lực còn kinh hơn. Phim kiếm hiệp cũng uýnh nhau ầm ầm mà sau không thấy cấm. Ca nhạc, phim việt thì nhân vật toàn nói xấu, hại nhau, mặc đồ khoe trước hở sau => đâu có ai cấm? Người thật không cấm, mà cấm nhân vật ảo sẽy???
Ngay cả trong thể thao, tình trạng bạo lực còn có. Sau đòi hỏi trong game không có, nên nhớ bản thân nhân vật ảo chỉ là phản ánh bản tính thật người chơi thôi.
Mọi người chê trách, cấm game thì tuỳ thôi. nhưng phải có hình thức giải trí nào phù hợp với mọi người. Không lẽ, ra quán nhậu, đua xe, cờ bạc, mua sắm, bài bạc ăn tiền mới là bổ ích ??? Bất cứ những người đi làm - đặc biệt là trong công sở ở việt nam, tôi không tin là không ai chưa từng giải trí bằng mấy cách vừa kể. Và chắc chắn là nó diễn ra hằng tháng, thâm chí hằng tuần. Bạn đọc xem thử nó tốt hơn chơi game không?? còn thể thao, hay xem phim, nghe nhạc, uống nước thì đã nói ở trên rồi. Cin hết
Bạn chấp nhận sống trong 1 thế giới ảo ???
Bạn là người thật hay ảo . Mà cái gì nó phải thực tế 1 tý . Ảo nhiều quá . Ảo thì vẫn chỉ là ảo thôi bạn à . Bạn nuôi sống gia đình bạn , bản thân bạn nhờ chơi game được không ??? . Đã chơi game thì 100 người may ra có 1 người không nghiện @@ . Chơi game phải ra ngồi tiệm net , ngồi tiệm net thì tốn tiền . Mà đã nghiện thì mỗi ngày ngồi 5 6 tiếng là còn ít . 3000đồng / h , tính ra mỗi ngày cũng phải mất 20.000 . Bố mẹ phản đối chơi game không cho tiền chơi game thì ( à tại sao bố mẹ lại phản đối chơi game nhỉ , vô lý ầm ầm game tốt thế cơ mà ) nhịn ăn nhịn học để có tiền chơi game , nói tệ hơn là ăn cắp , lấy tiền của bố mẹ , của người khác để mà chơi game . Chơi mấy game thể thao thì . 1 Nhóm chơi với nhau 5 6 người (bạn nên nhớ mỗi ngày đốt 20k vào chơi game ) 1 2 ngày thừa tiền mua những thứ như bạn nói ở trên . Không chơi được đá bóng thì đọc sách . Lên mạng cũng có thể nghiên cứu bài học , nhiều cái hay hơn là chơi game .
Bạo lực ở chỗ người giết nhân vật ảo , nhân vật đó do 1 người khác chơi , người bị giết kia biết tự chủ có thể giết lại or chửi . Giết game không được ra ngoài đời giết luôn . Còn chơi game offline thì giết nó nó biết gì đâu , cũng chỉ là cái máy , cùng lắm là đập cái máy ra không chết ai được cả
"100 người may ra có 1 người không nghiện @@ . Chơi game phải ra ngồi tiệm net , ngồi tiệm net thì tốn tiền . Mà đã nghiện thì mỗi ngày ngồi 5 6 tiếng là còn ít . 3000đồng / h , tính ra mỗi ngày cũng phải mất 20.000 . Bố mẹ phản đối chơi game không cho tiền chơi game" ==> Ra là bạn quy chụp game chỉ có lớp học sinh chơi, hoá ra cái xã hội này toàn học sinh với con nít cả đấy, hoá ra người lớn đi làm vất vả mệt nhọc muốn lên chơi GO 1 chút cũng là tệ nạn cả đấy, nói như bạn thì ko cần phải bàn nữa, cứ cấm hết các tiệm internet là được chứ gì?? Còn GO thì việc gì phải cấm? ko có tiệm net thì lũ trẻ ko vào chơi nữa, hoặc tăng cường kiểm tra xử phạt nặng để tiệm net ko cài game nữa là xong, việc gì cấm cả xã hội chơi game????
"Lên mạng cũng có thể nghiên cứu bài học , nhiều cái hay hơn là chơi game ." ==> hãy ra ngồi tiệm net xem bao nhiêu người ngồi đó nghiên cứu bài học?? chương trình giáo dục của VN hiện đại mức nào và phổ biến phương pháp thế nào mà đòi lên mạng nghiên cứu bài học?? Nói như 1 người đang trong cõi ảo thế mà cũng nói được sao? Hỏi lại bạn cái câu của bạn: "bạn là người thật hay người ảo?? trí não thật hay là ảo thế?"
Nic3
Nếu Việt Nam không có game online đời tốt lên nhiều
Những đứa cứ suốt ngày cắm đầu vào game thì biết làm gì . Bảo ra làm 1 bài tập về word hay excel thì , sửa máy tính .... em bó tay , em chỉ biết chơi game thôi . Công nhận là học được rất nhiều từ game , chửi hay này , giết người tốt này , lừa đảo tinh vi hơn này , Ăn chộm ăn cắp như rươi .... . Còn những người giỏi , chuyên sâu về máy tính họ không chơi game .
Làm quá đi rồi xem có bị tụt hậu lại phía sau không ! Chỉ biết chỉ trích một vài trường hợp nhỏ rồi quơ đủa cả nắm. Thử hỏi mấy em thi đậu học sinh giỏi Olympic hay quốc tế coi có chơi game không ? Có mua đĩa phần mềm bẻ khóa về cài để học không ?
Tất nhiên là các em ấy không chơi game , có chơi cũng chỉ giải trí mấy cái game vớ vẩn . Chứ như nhiều người mỗi ngày dành ít nhất 6 tiếng chơi game , mà đa số những người chơi game online đều tranh thủ mọi cơ hội thể để chơi game , rảnh lúc nào chơi game lúc đó
Cảm xúc thúc đẩy hành vi , bản năng , kinh nghiệm dẫn dến cảm xúc . Đói đầu gối phải bò . Tốc độ cảm xúc bằng 800000 lần tốc độ logic
Logic ai giết bố mẹ mình lấy tiền chơi game bao giờ , không giết mà chặt thành 6 mảnh . Các bạn thấy tác hại của chơi game chưa .
Bạn hãy ngẫm nghĩ xem . Game mang lại cho các bạn những cái gì ???
Trong game có nhiều loại người , người tốt có người xấu có , nhưng những người tốt đó chơi với người xấu rồi cũng bị ảnh hưởng xấu luôn .
Sau này các bạn chắc chắn không thể sống nhờ game được . Sướng trước khổ sau
Chơi game mất rất nhiều thời gian , hại sức khỏe , hại mắt . Rồi thì phí tiền chơi game , có nhiều bạn còn nhịn ăn chơi game , lấy tiền của bố mẹ chơi game . Bạn chơi game bạo lực thì các bạn giết người không biết ghê tay , động tý là đánh giết , là chửi . Nếu như bạn có hiền thì bạn bị giết lien tục bạn có thấy ức chế không , có thấy thoải mái không , có mà điên . Chơi game nói tóm lại chỉ để rước sự bực tức vào người , vui vẻ cũng chỉ là trong chốc lát .
Tôi chắc chắn các bạn chơi game không ít lần phải nghe những lời trách móc của bố mẹ . Bố mẹ bạn buồn bạn cũng chẳng vui vẻ gì
Nếu không chơi game thì các bạn đọc sách , tập thể dục thể thao , giúp đỡ bố mẹ …. Bố mẹ bạn vui mà sức khỏe của bạn cũng khà hơn nhiều , lại có thêm nhiều kiến thức
Ở nước ngoài họ chơi game cho vui thôi . Chứ không cắm đầu vào chơi như người Việt Nam . Mà internet ở nước ngoài cũng gần như là free . Còn ở Việt Nam đa số các bạn trẻ thường là ra ngoài tiệm nét để chơi . Tiền không có , nhìn ăn , nhịn luôn cả học để mà chơi game . Thế có khổ không cơ chứ
Nguyên văn bởi ABCD(xin được giấu tên) Cha mẹ suốt ngày lo đi kiếm tiền không quan tâm con cái, con cái không biết làm gì nên chơi game online, chơi game online thì bị cho là nhiễm độc hại dẫn đến cái này cái nọ. Vậy nguyên nhân từ đâu, lỗi từ cái game online ah ? hay là từ ba mẹ ?Đúng là từ lỗi game online , 1 người chơi rủ 1 người khác chơi . Thế là đua nhau chơi game . Trước game không có game online thì mọi người làm gì khi rảnh . Đọc sách , đá bóng , chơi thể thao .... giúp đỡ gia đình . Như vậy có phải là tốt không . Còn giới trẻ bây giờ đã chơi game là như nghiện ấy , lúc nào cũng nghĩ đến game , học cũng chỉ biết nghĩ game thì học cái gì
Nguyên văn bởi ABCD(xin được giấu tên) Một ví dụ nữa: Nếu cấm game online, bây giờ người ta chuyển qua chơi game bằng PS, Xbox, hoặc các server game ở nước ngoài > Tiền của dân VN đổ ra nuôi nước ngoài ah. Hoặc bi giờ không biết chơi gì hay mình đi ra vũ trường, bar chơi, hay đua xe cho nó có cảm giác mạnh. HeheheChơi game bằng PS, Xbox thì chỉ có 1 2 người chơi với nhau , quen biết nhau rồi chơi vui vẻ . Còn game online loại người nào cũng có động tý là chửi là giết . Lại còn nảy sinh thêm vụ hack , ăn cắp , lừa đảo ngày càng tinh vi hơn @@ . Chơi ở sv nước ngoài hơi bị khó . Tiếng nước ngoài thì không phải ai cũng biết , chơi game mà suốt ngày lủi thủi 1 mình không ai nói chuyện , vì có biết tiếng nói của họ đâu mà nói --> rồi cũng chán . Còn đi vũ trường với bar nó là 1 tầng lớp khác rồi , có tiền ăn chơi lại là chuyện khác . Đây hiểm họa game online đến với cả những đứa bé mới chỉ lớp 6 lớp 7 dám giết bố mẹ mình lấy tiền chơi game , rất nhiều rất nhiều những tội ác vô cùng ghê rợn từ game online . Dưới đây là 1 số bài tiêu biểu
Hiểm họa từ game online
Giết người vì ham chơi game
Nỗi lòng người mẹ có con giết người vì mê game
http://tintuctrongngay.net/nhung-hie...tu-game-online
Giết người vì chơi game tiêu hết tiền đóng học
Không có tiền chơi game, Thành rủ nhóm bạn về nhà xin tiền bố nhưng không được. Đứa con trai đang học lớp 12 lên kế hoạch cùng cả nhóm giết bố.
Bán máu lấy tiền chơi game
Tôi đã từng là 1 đứa rất nghiền game online . Thức 24/24 để chơi game . Nhưng mà bây giờ khác rồi . Cũng may là tôi đã sớm nhận ra chơi game không đem lại gì . Chỉ hại mình thôi . Nếu không có game online có lẽ đất nước Việt Nam , thanh niên Việt Nam chắc chắn sẽ tốt hơn rất là nhiều
Tôi rất vui khi đọc được những tin kiểu như nhà nước ta sẽ cấm game online . Cấm hết đi càng tốt
Nguồn http://bit.ly/cMfU7A
http://forum.kaspersky.vn/showthread...t-tr%E1%BB%99i
"game chỉ là phương tiện giải trí, có cũng được không có cũng được, không có game này thì chơi game khác"
nói như bạn thì cấm làm gì? Biết cấm game này ra game khác, biết đâu chừng game sau lại còn hại hơn game trước? vậy sao ko ngồi mà tìm giải pháp quản lý hay hơn? cứ xem cái nạn ma túy mại dâm, đâm chém quản ko nổi lại đổ vào GO, trong khi 1 cái có từ ngàn năm nay, 1 cái mới có từ vài năm nay, làm thế chẳng phải đều chỉ là cái nhìn phiến diện??
hay như người ta hay nói: 1 tờ giấy trắng có 1 chấm đen thì khi hỏi ai cũng nói là chấm đen chứ ko nói là tờ giấy trắng. Cũng như cả 1 xã hội vài người bị nghiện game thì chửi cả cái game và người chơi game. Trong khi quên cái thực chất nó là cái "GAME GIẢI TRÍ" thuần túy, vì 1 số nhỏ người sử dụng ko "đọc kỹ hướng dẫn" mà thành ra như thế. Không khác gì người viết bài, vì 1 người quen bị ảnh hưởng mà suy ra cả XH bị ảnh hưởng và cho rằng game là xấu, trong khi quên mất hằng ngày vẫn có hàng ngàn hàng vạn người đi làm mệt nhọc về, vào GO chơi 1 chút để giải trí cho tinh thần thư thái, gặp bạn bè để kể qua 1 ngày làm việc như tôi và bạn bè, lại cũng có những cô cậu sinh viên học hành căng thẳng cũng ngồi vào máy chơi 1h để thoải mái.
Lại có những ông bố bà mẹ, tậu 1 dàn máy, đặt 1 đường truyền rồi thả đó cho con mình làm j thì làm, nghĩ rằng như thế con mình sẽ ở nhà ko làm gì phá phách là tốt lắm rồi mà quên rằng ko chỉ internet, bất kỳ cái gì con trẻ cũng cần có hướng dẫn đúng đắn để tiếp cận. Lâu dần ko quản lý để con mình lậm vào thành bệnh thì quay ra đổ tội cho GO. Như thế là lỗi của game hay lỗi của người tiếp cận game ko đúng?
Lại như việc hút thuốc, biết thuốc có hại, sao nhà nước ko cấm tiệt đi còn cho bán? số người chết vì khói thuốc so với cái việc đang gào lên ở đây thì cái nào hơn?
Lại việc bán vé số, nhà nước và toàn dân cũng biết hàng ngày hàng giờ vẫn có nhiều người đổ tiền mua vé số, chơi số đề dẫn đến tan nhà nát cửa, hạnh phúc vỡ vụn, thậm chí tự tử, sao nhà nước còn tổ chức ra trò vé số? Cái nạn số đề thì chắc chẳng cần phải nói ai cũng biết nhỉ???
Nói thế để thấy, cái gì cũng có 2 mặt, đừng nhìn 1 chiều rồi phán xét.
GAME
game được tạo ra là để giải trí, tư duy logic chứ không phải là để thoả mãn cơn khát bạo lực, để nhảy nhót thâu đêm suốt sáng.
cái gì cũng có 2 mặt: lợi và hại
game lợi: để giải trí, tư duy logi, lúc bực mình thì "bắn" vài cái cho dịu cơn điên, có thể khám phá thế giới
game hại: (tự biết)
NHƯNG những game online không phải 100% là xấu
VÌ:
để kết bạn (nếu biết chọn bạn mà chơi thì cũng không xấu)
để mở rộng tầm nhìn cho biết đây biết đó
và nếu có bạn cùng chơi thì chắc chắn vui hơn
game zing như cờ tướng, caro thì tốt
CÒN hiện tượng hiện nay là do:
phụ huynh chưa biết cách giáo dục con cái tránh khỏi và biết kiềm chế bản thân trước những cái game xấu đó
do chính ý thức của những đứa chơi, có đứa biết trước được tái hại thì tránh, còn đứa nào không biết, chỉ lo cắm đầu vào chơi thì bị nghiện. Chính em đã bị 1 thằng bạn xấu rủ rê chơi đột kích, em chơi được đúng 2 lần thì ý thức được và không còn mê nữa mặc dù thằng bạn hết lời dụ dỗ. Mà cái này cũng là do phụ huynh chưa biết cách "tiêm nhiễm" cái hại của game và đầu con mình.
TÓM LẠI, nếu biết chơi thì chơi (có tự giác, ý thức)
còn không thì kiếm cái khác mà làm!
Thảo luận để đóng góp ý kiến
kitaro muốn thảo luận thì thảo luận thẳng vào vấn đề, đừng có đưa ra nhận xét ngoài lề kiểu như đả kích nhau thế. thảo luận lịch sự mới khó chứ cái kiểu nói đấy bạn nghĩ ko ai nói đc với bạn à.
đáng lẽ ko cmt nhưng đọc cmt của bạn này nên nói đôi điều
Nên Ban nick KITARO
KITARO có đúng là không bình thuờng, hắn bị điên rồi. Lúc nào cũng cuời lăn lộn, cái cmt nào cũng thế. Để biét hắn có comment hay không chỉ cần luớt sơ qua là biết-chỉ cần nhìn có mặt cuời là có hắn. Tôi nghĩ ban quản trị nên ban nick KITARO đi. CẤM MẤY THẰNG ĐIÊN NÀY RA ĐUỜNG.
Nó điên thật rồi. Xin đính chính nó không phải đàn ông mà là đàn bà. Sau một thời gian tranh luận phải quấy với nó, nghe giọng điệu thì tôi nhận thấy như vậy không thì chí ít cũng là gay. Khổ cho bố mẹ nó, sinh ra một đứa không phải người cũng không phải quỷ. Còn nhận mình là người khác. Bó tay.com
hi vọng mình sẽ sớm thành gay để thử cảm giác mới lạ mà đàn ông + đàn bà không thể có được
mô phật ! thiện tai thiện tai !
sao bạo lực thế Frost, chắc tại chơi game bạo lực nhiều quá đấy mà
tội nghiệp nhỏ em chưa
Bác nói game xấu thì cứ đem mấy game củ chuối (như VLTK) + mấy thằng dở hơi (như KIRARO) ra để phê phán. Bác bảo game hay thì lôi game xịn (hhư DOTA, PES, FIFA) + cá nhân ra để biện hộ.
Các gì cũng có 2 mặt tốt và xấu, điều đặc biệt của game là 2 mặt này chỉ cách nhau 1 khoảng cách mong manh - ý thức người chơi.
Tôi Hỏi Ngu một câu??
Bạn nên xem lại thử có bao nhiêu người chơi game onl và bao nhiêu người làm những việc xấu từ game?
Xin thưa 1000 người chưa có 1 người
1 số người như bạn nói là bởi vì ý thức quá kém thôi!
Có ai tốt lên nhờ chơi game
Có ai chơi game mà chưa chửi nhau ? . Có ai chơi game mà chưa bị chửi . Có ai chơi game bạo lực mà chưa giết người , hay bị người giết . Mà đa số các game online đều chỉ chăm chăm giết và giết , buồn giết chơi . Game không giết người thì cờ bạc đỏ đen . Rất ít game lành mạnh và những game này có rất ít người chơi .
Ra mấy cái tiệm nét gặp mấy em bé mới lớp 1 lớp 2 vừa chơi vừa chửi . Cảnh này có ai chưa thấy ? . Các em ấy hư đi vì game . Trong game online loại người nào cũng có . Đã bảo rồi chơi với người xấu rồi cũng thành người xấu .
Vậy ko chơi game có nghĩa là ko chửi ko? ko chơi game thì ko bị chửi ko? Chơi game giết và bị giết thì có sao ko? Đừng quy chụp chơi game giết người thì sẽ giết người. Nếu bạn võ đoán như thế thì xin mời bạn kiến nghị cấp thẩm quyền cấm tất cả phim ảnh đang nhập về hiện nay để chiếu rạp, nó còn bạo lực rùng rợn gấp bao nhiêu lần game với các cảnh quay chi tiết cách thức giết người, đánh gãy tay, bẻ què chân đối phương đấy, mà phim đó thì chiếu hằng ngày trên các kênh truyền hình cáp, bất cứ lúc nào mở mà ko có, lại còn chiếu đầy các rạp.
Ra mấy tiệm net thấy các em lớp 1 lớp 2 chơi thì sao? Vậy những người đi làm chơi game giải trí thì ko tính à? Các em nhỏ chơi sao ko có phương thức quản lý tốt hơn mà lại đòi cấm game? Việc xử phạt tiệm game lại cực kỳ đơn giản, lực lượng dân phòng với công an phường suốt ngày rảnh rỗi ko làm gì thì cho họ đi tuần tra và phạt đi, xem tiệm nào dám cho các em nhỏ như thế chơi ko? ko thì ban lệnh cấm tiệm net cài một số game bạo lực đi, rồi đưa các mức phạt nặng, xem tiệm nào dám cho chơi ko? còn những người ở nhà chơi 1h vào buổi tối giải trí sau 1 ngày làm việc mệt móc thì có lỗi gì mà cũng bị cấm? Bạn quên rằng mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc à? Sao lại vì 1 chuyện quản lý nhỏ nhoi mà lại tước mất quyền đấy của hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu người như tôi? Suy nghĩ rộng hơn 1 chút đi bạn, đừng hẹp hòi quá đáng thế.
lại ghê thế á ! tôi nè đâu có nhu cầu đội mũ hiểm đâu sao lại bắt tôi đội thế
reuse câu này: Suy nghĩ rộng hơn 1 chút đi bạn, đừng hẹp hòi quá đáng thế
nói như con vẹt, mưu cầu hạnh phúc
vì cái chết từ tai nạn giao thông nó đến được bất cứ lúc nào và ko chừa 1 ai, và thực tế chứng minh điều đó, chứng minh cả việc đội mũ sẽ giảm tai nạn, khoa học người ta nghiên cứu các tác động của mũ bảo hiểm rồi. Còn ở game, có ai nghiên cứu tác động của nó thực sự ra sao ko? Hay vẫn chỉ có 1 mớ những kẻ ngồi vịn vào 1 vài trường hợp thiểu số ko chứng minh được nhưng lại thích ngoác mõm quy chụp là do game? như những vụ đánh nhau, ko biết quy vào đâu thì bảo do chơi game bạo lực, sao ko nói là do phim bạo lực, vì cả ngày bất cứ lúc nào cũng có thể xem được các thước phim này mà? Và thực ra ở đây mọi người vẫn chỉ bức xúc với cái phong thái quản lý ở VN ta mà thôi.
Đồng ý "cấm" cũng là 1 phương pháp quản lý để điều chỉnh hành vi của con người, nhưng vạn bất đắc dĩ thì người ta mới phải đưa ra phương thức cấm (như ví dụ về nón bảo hiểm bạn đề cập), và phải có chứng minh + nghiên cứu đánh giá cụ thể chứ ko vội vã quy chụp như cách làm ở VN ta. Bạn hãy tìm xem nhà nước hay có vị giáo sư, tiến sỹ hay 1 ai đó đã bỏ công nghiên cứu cụ thể và khoa học về vấn đề game này chưa? Chính vì lẽ đó mới khiến mọi người ko phục khi đưa ra hình thức này đó bạn à. Và chính vì ko nghiên cứu, ko đánh giá rõ ràng và cấm bừa như vậy mới nói hẹp hòi quá đáng còn ko đúng?
Đến nữa là việc các nước khác dù vẫn đối mặt với 1 số khó khăn nhất định trong lĩnh vực quản lý game, nhưng rõ ràng họ ko cấm vô lý như VN mình, và ngành game còn biến thành 1 ngành công nghiệp giải trí lớn mạnh của họ.
Vẫn là câu kết cũ, vạn vật đều có tính 2 mặt, đừng vì 1 cái chưa chứng minh được lại phủ nhận cả mặt tốt của nó. Mọi sự tiến bộ xã hội đều đi từ việc giải quyết các mặt đối lập, triệt tiêu cái ko phù hợp và lưu giữ những cái phù hợp và tiến bộ. Vì thế game cũng cần có 1 cách quản lý để lưu giữ những cái đúng, phù hợp và hòa hợp, đồng thời dẹp bớt những cái chưa phù hợp (việc cắt giảm dần hình ảnh bạo lực trong game CF là 1 ví dụ).
cái này không có ngoác mỏ đâu à, thời đại này mà chơi ngoác mỏ ai nghe
nếu tôi đưa ra chứng cứ cho thấy hình ảnh bạo lực trong game tác động xấu đến hành vi con người, điều mà game phi bạo lực không gây ra, bác tính sao
Chứng cứ nếu có cứ đưa ra, và phải được xác nhận của khoa học và các phương pháp tiếp cận đúng.
gớm ! xác nhận của khoa học, phương pháp tiếp cận đúng
nghe ra vẻ scientific phết đấy
đọc mấy cái này làm món tráng miệng đi:
Tác động tiêu cực của game online
Game bạo lực gia tăng bạo hành sớm ở trẻ em
Không thể nói game bạo lực ít có tác động đến giới trẻ
đọc xong cho biết ý kiến luôn nha
Đọc qua mấy bài viết trên thì toàn đi lấy vài trường hợp cụ thể để phủ nhận một nghiên cứu thống kê. Nói cách khác thì các bài trên vô giá trị.
ấy sao lại nói liều thế
mấy cái đó là tóm lược kết quả từ các nghiên cứu có qui của Mỹ đàng hoàng sao lại nói vô giá trị
nước Mỹ đã nghiên cứu vấn đề này từ lâu và kết quả cũng có rất nhiều, tốt xấu đều có cả, và đủ để kết luận là xấu > tốt
nếu nghiên cứu của Mỹ mà vô giá trị thì của VN là vô giá chắc