Một trong những điều mà các nhà vật lý mong đợi sẽ phát hiện ra đó là hiện tượng có tên gọi là “Higgs boson,”một phân tử theo lý thuyết có thể lý giải cách thức hình thành vật chất. Peter Higgs, người trên ảnh, đã đưa ra lý thuyết này vào năm 1964.

Ngày 10/9, máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới Large Hadron Collider (LHC) đi vào hoạt động. Các nhà khoa học hy vọng với thiết bị này, họ có thể thu được một số nhân tố lý giải cách thức vũ trụ hình thành ra sao...

Liệu máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới Large Hadron Collider (LHC), được cài đặt để hoạt động vào ngày 10/9 có gây ra ngày tận thế cho thế giới hay không?

Hầu hết các nhà khoa học đều trả lời rằng "Không". Tuy nhiên, họ hi vọng rằng với thiết bị này, họ có thể thu được một số nhân tố lý giải cách thức vũ trụ hình thành ra sao. 

Dưới đây là một số hình ảnh giới thiệu máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới Large Hadron Collider (LHC).

Ảnh
Máy gia tốc hạt Large Hadron Collider (LHC) lớn nhất thế giới, được chôn ngầm dưới lòng đất gần Geneva, Thụy Sĩ, có chu vi rộng 27 km. Các hạt sẽ được tạo một gia tốc lên tới 99.9999991% tốc độ ánh sáng nhờ một máy gia tốc hạt.
Ảnh
Các nam châm khổng lồ đẩy proton qua một ống được làm lạnh xuống tới nhiệt độ -271°C
Ảnh
Peter Higgs cho biết rằng ông có thể đã may mắn khi vẫn theo đuổi thuyết của mình cùng với sự tồn tại của các hạt Higgs.

 

Ảnh
Vì kích thước của LHC rất lớn, nên nó có thể tạo ra các mức năng lượng mà từ trước đến nay chúng ta chưa từng thấy trong một thí nghiệm tại phòng “lab”. Tại đây, một trong những thiết bị cảm biến khổng lồ đã được hạ thấp xuống đưa vào trong phòng thí nghiệm Vật lý Hạt Châu Âu (CERN).

 

Ảnh
Hàng nghìn nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới đã tham gia thiết kế thí nghiệm thực hiện dự án LHC và trong công cuộc thiết kế LHC. Trong dự án này, khoảng 9,2 tỉ USD đầu tư đến từ các nguồn ở châu Âu.

 

Ảnh
Những máy dò loại này được thiết kế để thu lại dấu tích của những hạt có kích thước vô cùng nhỏ bé. Dữ liệu thu lại sẽ được phân tích với sự giúp đỡ của khoảng 60.000 máy tính đặt trên toàn thế giới.

 

Ảnh
Rất nhiều nhà vật lý đang hi vọng rằng dự án LHC sẽ cung cấp được chứng cứ xác thực của thuyết string(string theory - thuyết phần tử dạng sợi), một giả thuyết có thể dung hòa giữa Thuyết Tương đối tổng quát và Cơ học lượng tử.
Ảnh
Một số nhà nghiên cứu e sợ rằng LHC có thể sẽ tạo ra một hố đen siêu nhỏ có khả năng nuốt Trái Đất vào bên trong. Tuy nhiên, phòng thí nghiệm Vật lý hạt CERN vẫn khẳng định rằng LHC rất an toàn.

 

Ảnh
Với những mức năng lượng tạo ra được trong các thí nghiệm, các nhà khoa học tự tin rằng họ sẽ phát hiện ra được một điều gì đó, dù cho đó có phải là các hạt Higgs hay không.

 

Ảnh
Phác họa về sự va chạm proton tương tự như hiện tượng xảy ra bên trong máy gia tốc hạt LHC.
Ảnh
Một khi sự va chạm xảy ra, các bộ cảm biến sẽ thu lại kết quả- và các nhà khoa học sẽ nghiên cứu những dữ liệu kết quả đó và sẽ làm cho các kết quả này trở nên có ý nghĩa.
Máy gia tốc hạt mạnh nhất thế giới

Large Hadron Collider (LHC), máy gia tốc hạt mạnh nhất thế giới, có chu vi tới 27km, được chôn sâu 100m dưới lòng đất tại khu vực biên giới Pháp- Thụy Sĩ.

Việc khởi động LHC cũng gặp phải sự phản đối mạnh vì một số nhà khoa học cho rằng cỗ máy sẽ tạo ra các “lỗ đen mini" có thể nuốt chửng cả Trái đất. Một số người khác e ngại nó sẽ tạo ra các vật chất lạ (chỉ tồn tại trên lý thuyết), biến cả hành tinh thành một khối vật chất lạ, nóng bỏng. Nhà vật lý nổi tiếng người Anh, Martin Rees, ước tính khả năng LHC gây ra thảm họa toàn cầu là rất nhỏ (xác suất là 1/50.000.000 ).

Tuy nhiên, giới khoa học ủng hộ sự ra đời của LHC và khẳng định sẽ chẳng có ngày tận thế nào cả, dù LHC có thật sự tạo ra được các lỗ đen mini, vì lỗ đen mini sẽ bốc hơi chỉ trong vài phần triệu giây theo lý thuyết của bác học người Anh Stephen Hawking.

Khi hoạt động, LHC bắn phá các tia hạt proton với nhau, với mức năng lượng cao chưa từng thấy. Giáo sư Giddings cho biết, trên thực tế, từ hàng tỉ năm qua các tia vũ trụ có năng lượng cao cũng bắn phá bầu khí quyển Trái đất, tạo ra các va chạm tương tự như thí nghiệm trong LHC nhưng tới nay Trái đất vẫn an toàn.

Giới khoa học toàn cầu hi vọng khi bắn phá các hạt cơ bản, LHC sẽ tạo ra được vật chất tối vô hình, loại vật chất không thể nhìn thấy, chiếm tới 96% trọng lượng của vũ trụ. Cho tới nay, vật lý hiện đại vẫn chưa thể giải thích nổi vật chất tối là gì. CERN cũng tin rằng LHC sẽ "tóm" được hạt Higgs, loại hạt tạo ra khối lượng cho vật chất. Tổng trị giá của dự án này lên tới 5,8 tỷ USD.

(theo VietNamNet)




Bình luận

  • TTCN (2)
Hùng Mạnh  312

Tối hôm qua vừa xem TV có tin này xong, nghe cũng bập bõm được đại ý.

Hải Nam  30903

TF1 hả, nghe phỏng vấn mấy ông ở CERN hào hứng phết, cứ như là lý thuyết lực thống nhất sắp xong rồi đấy.