Cách đây đúng 17 năm, ngày 17/9/1991, Linus Torvalds chính thức thông báo sự ra đời của nhân Linux đầu tiên phiên bản 0.0.1. Phần còn lại nay đã thuộc về... lịch sử.
Linux chào đời với đoạn "tuyên cáo" ngắn gọn sau:
"Xin gửi lời chào tới tất cả những người đang dùng minix
Tôi đang thực hiện một hệ điều hành (miễn phí - chỉ làm vì sở thích, chứ không chuyên nghiệp và lớn như GNU) cho các máy nhái AT 386 (486). Nó được ấp ủ từ tháng 4, và giờ đã sẵn sàng. Tôi muốn nghe phản hồi về những thứ mọi người thích/không thích với minix, vì HĐH của tôi hơi giống nó (ví dụ, cấu trúc của file hệ thống).
Tôi đã thực hiện được một phần, và xem ra hoạt động tốt. Sẽ có vài thành phần dùng được trong vài tháng tới, và tôi muốn biết những chức năng mọi người muốn có nhất. Mọi ý kiến đều được trân trọng, nhưng tôi sẽ không đảm bảo chúng được đưa vào :-)
Linus Torvalds"
Linux là tên chung cho các là hệ điều hành theo dòng Unix, sử dụng nhân Linux. Linux là ví dụ điển hình nhất của ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở miễn phí: tất cả mã nguồn của HĐH này đều có thể chỉnh sửa, sử dụng, hoặc phân phối lại bởi bất kì ai có nhu cầu. Linux sở hữu một cộng đồng phát triển và người dùng khổng lồ hết sức đa dạng, phát triển nhiều phiên bản khác nhau từ một nhân Linux ban đầu như Debian, Red Hat, Fedora, v.v..
Kể từ ngày 17/9/1991 đến nay, Linux vươn lên vị trí thống trị trong môi trường máy chủ, hiện diện trên vô số hệ thống phần cứng khác nhau, từ máy tính cá nhân, các thiết bị nhúng, mobile phone, và cả các siêu máy tính. Mặc dù là phần mềm nguồn mở miễn phí, bên cạnh các lập trình viên tự nguyện, nhiều tập đoàn kinh doanh lớn đã và đang tham gia sâu vào quá trình phát triển và phân phối Linux, như Red Hat, Novell, Oracle, HP, IBM, Sun Microsystem, Nokia và Dell.
Lợi thế lớn nhất của Linux, bên cạnh nguồn mở và miễn phí, là tính linh hoạt. HĐH này có thể được chỉnh sửa lại phục vụ cho bất cứ nhu cầu nào, từ PC thông thường tương tự Windows đến máy chủ, laptop giá rẻ cấu hình thấp, cho tới siêu máy tính mạnh nhất thế giới.
(theo Dân Trí)
Bình luận
Thông tin không được chính xác lắm !
I.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN UNIX
Giữa năm 1960, AT & T Bell Laboratories và một số trung tâm khác tham gia vào một cố gắng nhằm tạo ra một hệ điều hành mới được đặt tên là Multics (Multiplexed Information and Computing Service). Đến năm 1969, chương trình Multics bị bãi bỏ vì đó là một dự án quá nhiều tham vọng và do đó không khả thi. Thậm chí nhiều yêu cầu đối với Multics thời đó đến nay vẫn chưa có được trên các Unix mới nhất. Nhưng Ken Thompson, Dennis Richie và một số đồng nghiệp của Bell Labs đã không bỏ cuộc. Thay vì xây dựng một hệ điều hành làm nhiều việc một lúc như Multics, họ quyết định phát triển một hệ điều hành đơn giản chỉ làm tốt một công việc là chạy chương trình (run program). Hệ điều hành sẽ có rất nhiều các công cụ nhỏ, đơn giản, gọn nhẹ và chỉ làm tốt một công việc. Bằng cách kết hợp nhiều công cụ lại với nhau, họ sẽ có một chương trình thực hiện một công việc phức tạp. Đó cũng là cách thức người lập trình viết ra chương trình. Vào năm 1973, sử dụng ngôn ngữ C của Richie, Thompson đã viết lại toàn bộ hệ điều hành Unix và đây là một thay đổi quan trọng của Unix. Do đó, Unix từ chỗ là một hệ điều hành cho một máy PDP-xx trở thành hệ điều hành của các máy khác với một cố gắng tối thiểu để chuyển đổi. Hai dòng UNIX: System V của AT&T, Novell và Berkeley Software Distribution (BSD) của Đại học Berkeley.
- System V: các phiên bản UNIX cuối cùng do AT&T xuất bản là System III và một vài bản phát hành (releases) của System V. Hai bản phát hành gần đây của System V là Release 3.2 (SVR 3.2) và Release 4.2 (SVR 4.2). Phiên bản SVR 4.2 là phổ biến nhất từ máy PC cho tới máy tính lớn.
- BSD: Từ 1970 Computer Science Research Group của University of California tại Berkelry (UCB) xuất bản nhiều phiên bản UNIX, được biết đến dưới tên Berkeley Software Distribution, hay BSD. Cải tiến của PDP-11 được gọi là 1BSD và 2BSD. Trợ giúp cho các máy tính của Digital Equipment Corporation VAX được đưa vào trong 3BSD. Phát triển của VAX được tiếp tục với 4.0BSD, 4.1BSD, 4.2BSD và 4.3BSD.
- Trước 1992, UNIX là tên thuộc sở hữu của AT&T. Từ năm 1992, khi AT&T bán bộ phận Unix cho Novell, tên Unix thuộc sở hữu của X/Open foundation. Tất cả các hệ điều hành thỏa mãn một số yêu cầu đều có thể gọi là Unix. Ngoài ra, Institute of Electrical and Electronic Engineers (IEEE) đã thiết lập chuẩn “An Industry-Recognized Operating System Interface Standard based on the UNIX Operating System”. Kết quả cho ra đời POSIX.1 (cho giao diện C) và POSIX.2 (cho hệ thống lệnh trên Unix).
I.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LINUX
- Năm 1991, Linus Torvalds, sinh viên của Đại học Tổng hợp Helsinki - Phần Lan bắt đầu xem xét Minix, một phiên bản của Unix làm ra với mục đích nghiên cứu cách tạo ra một hệ điều hành Unix chạy trên máy PC với bộ vi xử lý Intel 80386.
- Ngày 25/8/1991, Linus cho ra version 0.01 và thông báo trên comp.os.minix về dự định của mình về Linux.
- 1/1992, Linus cho ra version 0.02 với shell và trình biên dịch C. Linux không cần Minix nữa để biên dịch lại hệ điều hành của mình. Linus đặt tên hệ điều hành của mình là Linux.
- 1994, phiên bản chính thức 1.0 được phát hành.
Linux là hệ điều hành phân phát miễn phí, phát triển trên mạng Internet, tựa Unix và được sử dụng trên máy tính cá nhân (PCs). Linux đã phát triển nhanh chóng và trở nên phổ biến trong thời gian ngắn. Nó nhanh chóng được nhiều người sử dụng vì một trong những lý do là không phải trả tiền bản quyền. Mọi người có thể dễ dàng tải từ Internet hay mua tại các hiệu bán CD.
II. ƯU ĐIỂM CỦA LINUX
Trong số những hệ điều hành thông dụng ngày nay, Linux là hệ điều hành miễn phí được sử dụng rộng rãi nhất. Với các PC IBM, Linux cung cấp một hệ thống đầy đủ với những chức năng đa nhiệm (multitasking) và đa người dùng (multiuser) lập sẵn, tận dụng được sức mạnh xử lý của máy 386 và cao hơn.
Linux tích hợp sẵn giao thức TCP/IP giúp bạn dễ dàng kết nối Internet. Linux cũng có Xfree86 cung cấp cho bạn một giao diện đồ họa GUI đầy đủ. Những phần này bạn không cần phải mất tiền mua, chỉ cần tải xuống từ Internet.
- Tính tương thích: khả năng tương thích của một hệ điều hành giúp bạn chuyển nó từ một nền này sang một nền khác mà vẫn hoạt động tốt.
- Hỗ trợ ứng dụng: Linux có hàng nghìn ứng dụng, bao gồm các chương trình báo biểu, cơ sở dữ liệu, xử lý văn bản... Ngoài ra, Linux cũng có hàng loạt trò chơi giải trí trên nền text hoặc đồ họa.
- Lợi ích cho giới điện toán: giới điện toán sẽ có hàng loạt công cụ phát triển chương trình, bao gồm bộ biên dịch cho nhiều ngôn ngữ lập trình hàng đầu hiện nay, chẳng hạn như C, C++, PL, python,…
III. KHUYẾT ĐIỂM
- Hỗ trợ kỹ thuật: có lẽ điều trở ngại nhất của Linux là không có một công ty nào chịu trách nhiệm phát triển hệ điều hành Linux này. Khi có sự cố bạn không thể gọi miễn phí cho một bộ phận hỗ trợ kỹ thuật nào cả mà chỉ dự vào sự hướng dẫn của các đồng nghiệp thông qua diễn đàn thảo luận hoặc trợ giúp của các công cụ tìm kiếm.
- Phần cứng: cài đặt phần cứng trên hệ điều hành Linux là một điều rất khó khăn cho người sử dụng cũng như người quản trị, ngoài ra hệ điều hành Linux cũng hỗ trợ hạn chế một số phần cứng mới, các nhà sản xuất phần cứng cũng ít cung cấp bộ điều khiển (driver) trên nền Linux.
Không chính xác chỗ nào thế?