Năm qua, câu chuyện công nghệ băng rộng WiMAX ở hai thị trường trên thế giới khá khác biệt. Tại thị trường băng rộng không dây mới nổi (các nước phát đang triển), công nghệ này thu được đà tăng trưởng đáng kể, nhưng tại thị trường băng rộng lớn (các nước phát triển), thành công rất nhanh của hệ thống đối thủ HSDPA và sự tăng tốc của LTE đe dọa đến cơ hội bành trướng của WiMAX ở một số thị trường.
Thành công tại thị trường mới nổi
Trong những năm qua, ngành công nghiệp WiMAX vừa trải qua một chuỗi các cột mốc then chốt bao gồm việc cấp giấy chứng nhận sản phẩm, việc ra mắt các dịch vụ từ những nhà khai thác viễn thông lớn như Sprint Nextel, những cam kết từ những công ty Internet lớn như Google và việc xuất hiện của notebook WiMAX và các thiết bị WiMAX khác vốn được chờ đợi từ lâu.
Công nghệ này cũng bắt đầu giành lấy những thị trường mới nổi then chốt. “Trong nhiều thị trường mới nổi lớn, tất cả mọi thành phần đang rơi vào tay WiMAX bao gồm sự khả dụng của phổ tần, nhu cầu về băng rộng lớn bị dồn nén, việc cấp giấy chứng nhận cho các thiết bị WiMAX di động, sự ra đời các thiết bị giá rẻ mới cho máy tính xách tay”, Mike Roberts, chuyên gia phân tích chính ở Informa Telecoms & Media phát biểu.
Bằng những minh họa trên, hãng phân tích này dự đoán rằng WiMAX sẽ nắm giữ 24 % tổng số thuê bao băng rộng ở Ấn Độ vào năm 2013, tăng từ 7 % vào năm 2008.
Cạnh tranh mạnh mẽ từ HSPA và sự đe doạ từ LTE
Tuy nhiên đối thủ của WiMAX, HSPA cũng có những bước phát triển tốt trên nhiều thị trường trên khắp thế giới, và hơn nữa công nghệ đang nổi LTE (phát triển lên từ HSPA) đang tăng tốc và lôi kéo được sự "quay lại" của phần lớn các nhà khai thác di động chủ chốt trên thế giới bao gồm Vodafone và China Mobile.
“Thị trường băng rộng đã thay đổi một cách đột ngột trong năm qua do sự trở dậy của HSDPA và sự tăng tốc của LTE. Không còn nghi ngờ gì nữa rằng WiMAX di động đã bước vào giai đoạn trưởng thành trong năm qua với việc ra mắt các dịch vụ mới quan trọng như là Xohm của Sprint nhưng hiện nay, nó phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn với HSDPA và thậm chí là LTE tại các thị trường then chốt. Kết quả là nhiều nhà khai thác cần định hình lại chiến lược của mình”, theo Robert, chuyên gia phân tích của nforma Telecoms & Media.
Hãng KT (Hàn Quốc) đi tiên phong về việc triển khai WiMAX di động có 200 000 thuê bao WiBbro vào cuối tháng 5, những dịch vụ được mong đợi được đưa ra vào tháng 6 năm 2006 và đã được mở rộng một cách đang kể vào tháng 5 năm 2007. Ngược lại một nhánh khác của KT đã đưa ra các dịch vụ HSDPA vào tháng 3 năm 2007 và đã có 4.8 triệu thuê bao vào tháng 3 năm 2008.
“KT có thể là trường hợp đặc biệt bởi vì họ đã đưa các dịch vụ WiMAX di động ra quá sớm ở một thị trường băng rộng đầy cạnh tranh” Roberts nói. “Nhưng hiệu năng thực thi rất khác biệt của WiMAX di động và HSDPA ở Hàn Quốc cho thấy các thách thức mà WiMAX phải đối mặt ở một số thị trường đã phát triển. Để vượt qua những thách thức và thu được lực hút ở những thị trường cạnh tranh mãnh liệt, các nhà khai thác sẽ phải sử dụng WiMAX như là một nền tảng cho các mô hình thương mại, thiết bị, dịch vụ, ứng dụng mới có tính chất đổi mới”
WiMAX di động vẫn có những lợi thế
WiMAX di động cũng phải đối mặt với các thách thức bởi vì nó đang bước vào giai đoạn triển khai tập trung vốn giữa cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu, gây khó khăn hơn cho các nhà khai thác trong việc đảm bảo được ngân quỹ cho các sự triển khai mới. Một số nhà khai thác WiMAX như Clearwire đã sẵn sàng ngân quỹ nhưng các nhà khai thác khác vẫn đang tìm kiếm nguồn vốn. Đây là một thời điểm khó khăn, và tất nhiên, khủng hoảng tài cũng có thể làm trì hoãn đầu tư vào các hệ thống địch thủ nhưng HSDPA vốn đã được triển khai rộng rãi và việc triển khai LTE sẽ không bắt đầu cho đến tận 2010.
"Tuy nhiên, WiMAX di động có một lợi thế đáng kể so với LTE, sẽ được đưa ra thương mại hóa vào 2010. Kết quả là WiMAX sẽ là hệ thống băng rộng di động thế hệ tiếp theo hàng đầu vào năm 2013 với số thuê bao hơn của LTE một cách đáng kế”, Roberts bình luận.
Cuối cùng, có thể kết luận rằng, WiMAX sẽ giành một thị phần đáng kể trong thị trường băng rộng ở một số khu vực nhưng sẽ phải đấu tranh ở một số khu vực khác do sự cạnh tranh từ HSPA và LTE.
Huyền Nga ( theo telecoms)
Bình luận