2008 là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế thế giới. Khủng hoảng gõ cửa mọi nhà, từ các hãng bán lẻ, người dùng cá nhân, các hãng xe hơi và cả các chuyên gia công nghệ.

Thị trường CNTT 2008 trôi qua không có nhiều thương vụ lớn như mọi năm, nổi bật nhất vẫn chỉ là vụ thâu tóm của HP với EDS.  Google G1 ra đời như mở cánh cửa cho nền tảng mã nguồn mở Android  “bay cao”. Cuộc đấu tranh để trở thành chuẩn mở Open XML của Microsoft kết thúc…

Sau đây là những câu chuyện công nghệ “đình đám” nhất 2008:

Suy thoái “tấn công” thị trường công nghệ

Ngày 1/12/2007, Cục nghiên cứu Kinh tế quốc gia Mỹ chính thức thừa nhận nền kinh tế Mỹ đang rơi vào suy thoái. Và, thị trường công nghệ không nằm ngoài nguy cơ bị ảnh hưởng.

Doanh số thị trường công nghệ giảm đáng kể. Các hãng công nghệ phải đương đầu với khó khăn, cắt giảm ngân sách, giảm bớt nhân sự. Các công ty liên tiếp hạ bớt mức dự báo doanh thu. Công ty nghiên cứu thị trường Forrester còn giảm mức dự đoán sức mua các sản phẩm và dịch vụ IT của Mỹ từ 6,1% xuống còn 1,6% trong năm 2009.

Các nhà phân tích cho rằng năm 2009 sẽ đem lại nhiều may mắn cho thị trường công nghệ khi suy thoái được dự đoán sẽ kết thúc sau quý I hoặc quý II tới. Nếu điều này không trở thành hiện thực thì sẽ không ít nhà sản xuất trở thành con nợ của ngân hàng.

HP thâu tóm EDS

Bắt đầu từ tháng 5, HP tuyên bố sẽ mua lại tập đoàn Electronic Data Systems Corporation (EDS) với trị giá 13,9 tỷ USD, tạo nên một thế lực hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ. Đến tháng 9 thì thương vụ hoàn tất. Việc mua lại EDS là thỏa thuận mua lại lớn nhất trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin và đứng thứ hai trong ngành công nghiệp công nghệ (sau thỏa thuận mua lại Compaq của HP, năm 2002).

Thâu tóm EDS, HP thách thức IBM trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin để củng cố vị trí hàng đầu trong thế giới IT.

Trong vai trò là là công ty con của HP, tập đoàn kinh tế EDS gánh trách nhiệm là một trong những nhà cung cấp dịch vụ thuê khoán (outsource) - có thể cung cấp được những năng lực vòng đời hoàn chỉnh (complete lifecycle capabilities) trong các lĩnh vực y tế, chính phủ, chế tạo, dịch vụ tài chính, năng lượng, vận tải, tiêu dùng và bán lẻ, truyền thông, báo chí phát thanh truyền hình và giải trí.

HP hy vọng, sau vụ mua lại EDS, doanh thu của hãng sẽ đạt khoảng 127,5 tỷ USD-130 tỷ USD/năm - vượt xa so với mức 105 tỷ USD của IBM.

Microsoft theo đuổi Yahoo

Ý đồ mua lại Yahoo của Microsoft đã làm nảy sinh bao nhiêu hoài nghi và tranh cãi. Nhùng nhằng tăng giảm giá mua bán kéo nhiều tháng đã khiến Microsoft rút lại ý định định “táo tợn” mua lại Yahoo nhằm cạnh tranh với Google.

  

Sau khi từ chối “bán mình” cho Microsoft với giá 31 USD/cổ phiếu, tương đương 44,6 tỷ USD, nhà đồng sáng lập Jerry Yang bị cổ đông chỉ trích nặng nề. Cuối cùng, Jerry Yang buộc phải từ chức khi cổ phiếu của Yahoo tụt duốc xuống còn 9 USD.

Về phần mình, Microsoft thẳng thừng cho biết hãng không còn hứng thú với việc mua lại Yahoo nữa. Nếu hai bên còn có cơ hội hợp tác thì rất có thể sẽ bắt tay nhau trong lĩnh vực quảng cáo.

OOXML trở thành chuẩn quốc tế

Ngày 1/4, Microsoft tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh để đưa định dạng OOXML trở thành chuẩn quốc tế. Với sự chấp thuận của Tổ chức chuẩn quốc tế ISO và ủy ban Kỹ thuật điện tử quốc tế (IEC), OOXML đã chính thức sánh bước cùng cùng chuẩn chung như HTML, PDF, ODF.

  

Tuy nhiên, chiến thắng của OOXML gây ra tranh cãi trong giới công nghệ. Mọi người cho rằng quy trình bỏ phiếu để phê duyệt OOXML có nhiều điều đáng ngờ. Những người khác thì cho răng việc thông qua OOXML sẽ làm cho cuộc sống của những chuyên gia công nghệ ủng hộ cho các định dạng đối đầu với OOXML.

Tuy nhiên, đánh giá khách quan hơn thì có thể thấy Microsoft đã nỗ lực rất nhiều để giúp OOXML được phê chuẩn. Và, Microsoft cũng cố gắng giúp OOXML tương thích với các định dạng văn bản khác. Microsoft đã cho thấy một điều rằng hãng đã hiểu được thị trường phần mềm đã thay đổi. Khi web và các ứng dụng mã mở trở nên quan trọng thì các hãng phần mềm phải đảm bảo sản phẩm của mình tương thích với toàn bộ thế giới phần mềm.

Android mở ra một thế giới di động mới

Liên minh T-Mobile, Google and HTC đã khiến cả thế giới tò mò với phiên bản điện thoại sử dụng hệ điều hành Android đầu tiên – G1 - là sản phẩm được trông đợi nhất trong năm nay. G1 đã tạo ra một cột mốc đáng nhớ, thay đổi thế giới di động. 

Trong khi Apple iPhone vẫn là smartphone hàng đầu với thiết kế độc phá thì G1 mang lại một mô hình kinh doanh mới cho các hãng sản xuất di động. Google hứa hẹn nền tảng Android cho phép  các nhà phát triển sản xuất các ứng dụng chạy trên nhiều thiết bị và mạng khác nhau. Mặc dù không có gì đảm bảo lời hứa của Google sẽ trở thành hiện thực, những gì mà Google đang làm rõ ràng là cởi mở hơn nhiều so với Apple.

Trong khi đó, Symbian, nền tảng di động chiếm thị phần lớn nhất thế giới, cũng đã trở thành mã mở từ giữa năm nay. 

(Theo Dân trí/PCWorld)



Bình luận

  • TTCN (0)