Băng tần (băng tần số hay còn gọi là độ rộng phổ tần số) là môi trường để truyền sóng vô tuyến và là cơ sở vật chất thiết yếu để triển khai các ứng dụng truyền dữ liệu (âm thanh, hình ảnh...). Mỗi nước, mỗi khu vực trên thế giới quy hoạch băng tần số của mình cho các ứng dụng khác nhau phục vụ cuộc sống như truyền hình, truyền thanh, bộ đàm, điện thoại di động, mạng máy tính....
Băng tần là hạ tầng đặc biệt quan trọng đối với các dịch vụ điện thoại và dữ liệu di động đang ngày càng phát triển mạnh và trở thành nền công nghiệp có lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, băng tần là nguồn tài nguyên có hạn và giấy phép sử dụng băng tần nào đó cho một dịch vụ chỉ giới hạn trong một vài nhà khai thác để đảm bảo việc phát triển, quản lý và tránh gây nhiễu tín hiệu.
Đó là lý do tại sao, băng tần và giấy phép (license) sử dụng băng tần cho dịch vụ mạng di động có giá rất cao ở các nước phát triển. Ví dụ như Pháp đã dự định cấp license 3G thứ 4 cũng là cuối cùng cho Free Telecom với mức phí 619 triệu EUR trong vòng 20 năm (link tiếng Pháp) vào tháng 7/2007 tức khoãng 619 tỷ vnd/1 năm. (chi phí license 3G ở Anh là 653 triệu EUR).
Mức phí cho giấy phép 3G ở Việt Nam liệu có "quá rẻ"
Xem lại tình hình Việt Nam, theo quy định của cục quản lý băng tần vào năm 2005 thì phí sử dụng băng tần cho các dịch vụ di động 3G là: (theo đơn vị ngàn VND)
1. Hệ thống viễn thông di động công cộng (trừ hệ thống IMT 2000 và các hệ thống sau IMT 2000): Tính theo mỗi MHz thuộc băng tần phát của trạm gốc và theo đơn vị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- TP. Hồ Chí Minh: 360 000/1 MHz
- Hà Nội: 300 000/1 MHz
- Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai: 130 000/1 MHz
- Khánh Hoà, Quảng Ninh, Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng: 50 000/1 MHz
- Các tỉnh khác: 20 000/1 MHz
2. Hệ thống viễn thông di động công cộng IMT 2000 và các hệ thống sau IMT 2000 (tính theo mỗi MHz thuộc băng tần phát của trạm gốc và theo đơn vị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Bằng 70% mức phí tương ứng của hệ thống viễn thông di động công cộng quy định ở điểm 1 mục này
Như vậy, theo nguyên tắc thì chi phí sử dụng dịch vụ 3G với băng thông tín hiệu 5 MHz cho UMTS (hay 2,5 MHz cho CDMA) cho 36 tỉnh thành chỉ vào khoảng 9 000 triệu = 9 tỷ/năm (còn lệ phí cấp phép cho hệ thống viễn thông di động công cộng là 10 triệu).
Không biết ngoài các khoản phí như trên, doanh nghiệp có phải trả thêm phí hợp pháp nào hay không? Thiết nghĩ giá trị của license 3G của ngành công nghiệp Viễn thông Việt Nam chỉ bằng 9/619 = 1/69 giá trị license 3G của công nghiệp Viễn thông Pháp? Liệu giá trị license 3G của Việt Nam có "rẻ mạt" quá không và đã được đánh giá đúng mức hay chưa?
Với chi phí cấp phép 3G thấp, phải chăng người dân sẽ được hưởng mức phí dịch vụ 3G thấp hơn từ doanh nghiệp? Khi so sánh giá cước di động của thị trường Việt Nam và các thị trường phát triển như Mỹ, Pháp... thì cước phí không có sự khác biệt lớn. Điều này hoàn toàn không đúng trong cơ chế thị trường hiện nay.
Những điều đáng suy nghĩ
Ngày xưa, khi các doanh nghiệp là của nhà nước (nguyên tắc là sở hữu của toàn dân) và hệ thống dịch vụ di động cần được phát triển thì việc cấp phép 1 cách dễ dàng còn có thể chấp nhận. Ngày nay, khi ngành dịch vụ viễn thông trong nước đã dần trở thành ngành công nghiệp lợi nhuận cao, các công ty chủ yếu là cổ phần hay trên đà cổ phần hóa, không còn là sở hữa 100% nhà nước (sở hữu toàn dân)... thì liệu nhà nước có cần "dễ dãi" mãi hay không?
Cấp phép cho doanh nghiệp sử dụng giấy phép 3G với mức phí thấp hơn giá trị thật (hay có thể nói là quá rẻ) đồng nghĩa với việc sử dụng kém hiệu quả tài sản của đất nước của tòan dân. Nguy hiểm hơn, với chi phí rẻ như vậy thì các doanh nghiệp không có khả năng cũng sẽ tranh nhau xin giấy phép 3G... liệu có ai dám đảm bảo quy trình xét tuyển luôn luôn minh bạch và công bằng?
Băng tần số còn có giá trị lớn hơn nhiều lần các nguồn tài nguyên đang được đánh giá đúng mức như đất đai. Liệu mức phí sử dụng băng tần di động nói chung hay 3G nói riêng ở VN có quá rẻ mạt hay không và liệu việc cấp phép băng tần với mức phí không hợp lý như vậy sẽ có lợi cho ai? Câu hỏi này dành cho bạn đọc suy ngẫm.
Website của cục tần số đã thay đổi văn bản mức phí tần số. Lệ phí mới còn "gây sốc" hơn lệ phí cũ
Hệ thống vô tuyến đa truy cập công cộng và các loại tương đương (tính trên mỗi MHz của băng tần được cấp và theo đơn vị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương):
- TP. Hồ Chí Minh. 65.000
- TP. Hà Nội. 55.000
- Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai. 20.000
- Khánh Hoà, Quảng Ninh, Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng. 5.000
- Các tỉnh khác. 1.000
Theo như văn bản mới thì chi phí cấp phép vẫn là 10 triệu vnd còn chi phí sử dụng giảm hơn nữa. Như vậy chi phí license 3G nói chung ở VN chỉ khoãng (65+55+20.5+10.49).5= 3,55 tỷ vnd/năm hay chỉ bằng 3,55/619 = 1/174 giá trị license 3G của Pháp.
Cơ quan quản lý có cần "khuyến khích" doanh nghiệp Viễn Thông triển khai 3G với mức phí "quá rẻ" như vậy hay không?
Chỉ cần đánh giá mức phí sử dụng tần số bớt "bất hợp lý" hơn 1 chút, nhà nước sẽ có thêm 1 nguồn thu không nhỏ để đầu tư cho các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực Viễn Thông. Thiếu những đầu tư cần thiết cho R&D thì sẽ không bao giờ có được ngành công nghiệp Viễn Thông thật sự.
Thị trường Việt Nam mãi mãi chỉ là "chiếc bánh" để các công ty Viễn Thông mua thiết bị, triển khai dịch vụ và thu lợi nhuận khổng lồ mà thôi.
Nemo Nguyen
Bình luận
Hơi thắc mắc chút về giá cả. Free Telecom chi 619 M€ cho 5 MHz trên toàn nước Pháp trong 20 năm, còn ở VN thì giá license tính theo từng địa phương, và nếu có thêm tỉnh thì giá sẽ tăng theo? Cụ thể hiện tại nếu muốn đặt BTS tại 61 tỉnh thành ở VN thì 1 MHz cần (360 300 130.5 50.5 20.49) = 2540 triệu. Hay là 12,7 tỉ VND (khoảng 567 K€) cho 5 MHz để triển khai 3G trong băng tần chuẩn của nó. Bài trên tính thiếu một chút
Đã tính lại chính xác hơn: (360 300 130x5 50x5 20x49)x5x70% = 1778 triệu tức 8890 triệu cho 5Mhz
license 3G của Pháp là 619M euros trong 20 năm chứ ko phải 1 năm và phải trả ngay trong 12 tháng đầu tiên. Đã sữa lại bài viết, thanks HaiNam
http://bit.ly/bZeucQ
Vietnam la nhu vay thoi, doanh nghiep lobby cho may ong lanh dao thi may ong nay se ban re bang tan cho... giong nhu dat dai ngay xua vay thoi.
Website của cục tần số đã thay đổi văn bản mức phí tần số... lệ phí mới còn "gây sốc" hơn lệ phí cũ. Chẳng biết có sai sót gì ko trời ??? http://bit.ly/atHli5 Hệ thống vô tuyến đa truy cập công cộng và các loại tương đương (tính trên mỗi MHz của băng tần được cấp và theo đơn vị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): - TP. Hồ Chí Minh. 65.000 - TP. Hà Nội. 55.000 - Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai. 20.000 - Khánh Hoà, Quảng Ninh, Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng. 5.000 - Các tỉnh khác. 1.000
Cũng như ngày xưa đất đai chỉ vài trăm ngàn 1m2, giờ lên vài trăm triệu 1m2...Các cty giành nhau license 3G với giá rẻ như cho, coi như tài sản vô hình tăng thêm vài trăm triệu usd. Mốt cổ phần hóa thì hốt bạc
Cảm ơn anh đã làm bài toán thú vị về 3G Việt Nam cho mọi người cùng đọc!
Quản lý băng tần chắc sẽ làn vấn đề "kinh khủng" của Việt Nam. thực chất các doanh nghiệp đến giờ này chủ yếu khai thác dịch vụ trong nước trên hạ tầng đường truyền, còn các dịch vụ gia tăng thì nghèo nàn.
Không biết nhà nước sẽ quản lý tài nguyên như thế nào để khai thác hiệu quả và an toàn về phổ tần, kho số và quyền sử dụng cơ sở hạ tầng nhỉ.
Cũng chính vì lẽ đó mà SK Telecom có thời kêu trời vì cạnh tranh không nổi, đành phải lên tiếng rằng chúng tôi muốn đến Việt Nam kinh doanh, không phải để "xí" băng tần Việt Nam mang ra thế giới...
Cũng nên nói thêm ở đây là MobiFone công bố doanh thu năm tài chính là 10.000 tỉ đồng, lợi nhuận 5.000 tỉ đồng. Có ngành nào hưởng được lợi nhuận dễ hơn không nhỉ.
Bạn nghĩ gì khi mà băng tần 3g chỉ đủ chỗ cho 3-4 doanh nghiệp, hiện tại Việt Nam tới 6 mạng di động, chưa kể những mạng đặc thù như hàng không, quốc phòng, quân đội... Vậy họ sẽ chạy kiểu làm sao????? Biet chet lien!
Việc chỉ nên cấp phép cho 3 hay 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3G là đúng (đủ nhiều để cạnh tranh tự do và đủ ít đễ cạnh tranh lành mạnh và dễ quản lý). Nhưng vấn đề chính là khâu xét duyệt liệu sẽ "công bằng", không có vận động hành lang, ưu tiên cho con em...???
Ở nước ngoài, chi phí license là lớn, 1 nhà cung cấp chỉ dám đăng ký khi họ có kế hoạch và quyết tâm triển khai 3G.... chứ ko phải dạng "xí phần" hay để tăng giá trị vô hình trước khi cổ phần hóa (đây là lợi ích lớn nhất).
Lợi nhuận của các cty Viễn Thông lớn như vậy mà trong suốt 5 năm học ở VN, tôi chưa từng thấy (hoặc có nhưng quá bé)các cty này tài trợ các dự án nghiên cứu cho lĩnh vực Viễn Thông cho các trường đại học.
Đồng ý là các công ty chỉ quan tâm đến kiếm tiền (mua thiết bị của nước ngoài) nên chẳng buồn đầu tư cho nghiên cứu trong nước... nhưng vai trò của bộ Bưu Chính Viễn Thông ở đâu, nhà nước ở đâu???
Bộ BCVT thì than ko có tiền cho nghiên cứu còn công ty thì lợi nhuận khổng lồ (còn được ưu đãi dùng tài sản nhà nước giá rẻ nữa) -> một điều vô lý hết sức.
-> Ko có R&D, tương lai Viễn Thông Việt Nam chỉ là ngành dịch vụ mãi mãi?
Mức phí băng tần
Theo tôi thì báo/tạp chí đã hiểu sai mức phí dành cho thông tin di động công cộng(chứ không phải đa truy cập công cộng) và vì thế đưa ra đánh giá sai rồi.
Người viết bài nên chắc chắn là mình hiểu đúng hoặc có thể xác minh thông tin ở cơ quan quản lý cho đúng trước khi đăng.
Đây là mức lệ phí (rất bé so với mức phí sử dụng): đơn vị 1000 vnd
1. Hệ thống thông tin di động qua vệ tinh: 10.000
2. Hệ thống viễn thông di động công cộng: 10.000
3. Hệ thống vô tuyến đa truy nhập công cộng, thông tin di động trung kế và các loại tương đương: 3.000
Nếu tính 3G thuộc mục 3 thì chi phí là 3 triệu chứ ko phải 10 triệu -> ý bạn nói tính sai chỗ này chứ gì. Con số 3 triệu hay 10 triệu này rất bé so với chi phí sử dụng và không ảnh hưởng gì đến ước lượng "gần đúng chi phí phải trả" cho băng tần 3G tại VN.
Nội dung bài viết chỉ nêu rõ 1 vấn đề: "tổng mức phí phải trả" để triển khai dịch vụ 3G nói riêng (dịch vụ di động nói chung) là quá bé so với giá trị thật của nó. Chưa chắc người dân được lợi mà trước tiên là nhà nước thất thu 1 nguồn thu lớn.
3G
Tôi cũng tham gia lĩnh vực di động và có vài hiểu biết xin trao đổi để các bạn rộng đường thảo luận:
1- Về cấp phép 3G: trên thế zới có 4 hình thức chính là Đấu giá, Đấu thầu, Thi tuyển và Xét cấp.
VN sẽ thi tuyển 3G, đã thi thì có đỗ có trượt, 6 chọn 4.
French Case là Thi tuyển nhưng cách thu phí của họ khác VN, đó là định gói tổng phí và thu dần một số lần.
Của VN thì thu từng năm (cho hợp với quy luật kinh doanh) và còn có thể điều chỉnh ở các năm sau. Cái khó của VN là sửa đổi bất cứ khoản thu nào thì ở các năm sau rất khó có thể điều chỉnh cao hơn năm trước ;D, người VN ai cũng thích thế thì phải, giảm thì ko thấy gì chứ tăng thì ...
Ngoài ra, mức phí có hợp lý hay không thì là bài toán tổng thể của Chính phủ (Bộ Tài chính, Thương mại) vì phải so sánh với GDP, thu nhập đầu người và nhiều thứ khác tg tự. Do đó nếu kết luận hiệu quả chỉ thông qua mức phí tần số là chưa đầy đủ.
2- Mức phí tần số cho di động của VN theo biểu mới nhất của Bộ Tài chính cho 3G là 2,6tỷ/1MHz/1 năm. Vậy 1 DN phải trả phí tần số 3G cho 15M ~ 40 tỷ
Còn 10tr là lệ phí cấp giấy phép tần số 3G, chỉ có 1 lần cho 1 giấy phép.
3- R&D: có lẽ trừ các nước dẫn đầu như Mỹ Nhật thì hầu hết các nước còn lại cũng đâu có R&D khủng lắm đâu. Trung Hoa anh hùng định hoành tráng với SC-CDMA cũng đang ngắc ngoải đấy.
4- SFone của SKTelecom thì nếu nhưở Tây SK còn bị phạt vì mang công nghệ lạc hậu (rác) vào VN: CDMA IS-95 chứ ko phải là CDMA IS-2000 Rev 200-1X, sau này họ đã phải sửa sai.
500đ ý kiến, có gì ko phải các bác cứ góp ý
Đối với 3G thì chỉ cần 5Mhz cho UMTS hay 2,5 Mhz cho CDMA2000 mà thôi, ko cần đến 15 Mhz.
Theo những số liệu trong văn bản mức phí của cục tân số, mình tính chi phí hằng năm là dưới 4 tỷ vnd cho 5 Mhz băng tần. Cho mình hỏi là con số 2,6tỷ/1Mhz/1năm của bạn theo văn bản nào, để mình tham khảo lại.
Có 1 bạn đưa ra con số doanh thu và lợi nhuận của Mobifone là 10000 và 5000 tỷ/năm. Vậy liệu chi phí băng tần như hiện nay có hợp lý ko?
@ Nemo và All:
1. Về độ rộng băng tần (băng thông RF) cho 1 dịch vụ di động:
- Theo lý thuyết với công nghệ CDMA cho thể chỉ cần 1 sóng mang (carrier) để 1 Nhà khai thác có thể triển khai được mạng.
- Nhưng trong thực tế, tỉ suất đầu tư của mạng di động phụ thuộc rất nhiều (tỉ lệ nghịch) vào băng thông RF được phép triển khai, một NKT sẽ càng có lợi khi băng thông RF càng rộng. Tuy nhiên băng thông RF là hữu hạn, nên phải cân đối và định ra băng thông tối ưu cho từng môi trường, trong trường hợp VN, MIC tính ra là tối thiểu cần 15MHz cho một mạng để triển khai hiệu quả nhất.
2. Về mức phí, mình tham khảo quyết định số 22/2005/QĐ-BTC cũng như QĐ 61/2007/QĐ-BTC: cùng một mức phí nhưng thay đổi cách dẫn giải.
3. Về tỉ lệ giữa doanh thu và chi phí, các bạn làm kinh doanh dù rất nhỏ lẻ ai cũng muốn tỉ lệ này là cao nhất phải không ạ ;D . Với một mạng di động, có rất nhiều chi phí như hạ tầng nhà trạm, đường truyền, mạng core, ... và chi phí tần số cho phần di động. So với các nước trong khu vực, phí tần số cho di động 2G và 3G của VN thuộc hàng cao nhất đấy (hình như đứng trong top 3 >:( ).
Tuy nhiên nếu so sánh [u][b]phí tần số[/b][/u] theo quan điểm của VN so với [i][b]giá tần số[/b][/i] theo quan điểm của các nước đấu giá , đấu thầu băng tần thì khác nhau nhiều lắm bạn ạ.
4.Chúc mừng năm mới TTCN.
Bạn xem qua những thông tin về độ rộng phổ tần 3G (gồm UMTS và CDMA2000) ở đây [url]http://vntelecom.org/diendan/showthread.php?t=106[/url]
Việc mình nói độ rộng phổ cần thiết là 5 Mhz là đã tính các khoãng dự trữ cần thiết rồi. Còn nếu nhà nước quy định phải mua 15 Mhz (mình sẽ tham khảo quy định này của các nước khác) thì chi phí mình tính toán nhân thêm 3 lần. Tuy nhiên cho dù nhân thêm 3, chi phí này cũng là quá bé.
Làm kinh doanh ai cũng muốn (chi phí/doanh thu) là nhỏ nhất. Bạn nói rất đúng. Vậy bây giờ đứng ở quan điểm nhà nước (hay nhân dân) -> vậy phải "cho thuê" tài sản của mình (băng tần) với cái giá tối ưu nhất có thể, hay có thể nói là sử dụng tài sản nhà nước tối ưu nhất có thể -> đó chính là tăng doanh thu cho nhà nước (cho nhân dân). Hiển nhiên tối ưu ko có nghĩa là mắc nhất có thể mà là dung hòa giữa mức giá và tạo điều kiện cho doanh nghiệp (sẽ ko còn là sở hữa nhà nước nữa) phát triển.
Phí tần số và giấy phép cung cấp dịch vụ di động và 3G hiện tại ở nước ta quá thấp. Nó cũng tương tự như "giá thuê đất, sử dụng đất" rẻ như cho cách đây 5,10 năm. Chưa chắc nhà nước và nhân dân được lợi, mà chính là các thành phần khác được lợi.
Chúc mừng năm mới mọi người và chúc cho ngành dịch vụ viễn thông của chúng ta sớm trở thành ngành công nghiệp viễn thông đúng nghĩa
@Nemo:
Về độ rộng băng tần cho 3G, có phải bạn nói đến post này [url]http://vntelecom.org/diendan/showpost.php?p=385&postcount=5[/url]
Nếu đúng thì thuật ngữ Nominal Bandwidth đề cập đến băng thông của một sóng mang (carrier).
Tức là 5MHz chỉ đủ cho 1 sóng mang WCDMA thôi, tức là 1 BTS phải phát Omni chứ không phát theo Sector được so với việc triển khai có 3 sóng mang (= 3 sector), cái nào lợi hơn các bác đều rõ cả phải không ạ.
Còn về chi phí tần số thì bạn cần xem lại hai khái niệm rất khác nhau về bản chất là [b]phí tần số[/b] và [b]giá tần số[/b], nên việc nói phí tần số của VN là đắt hay rẻ sẽ rõ ra ngay. Và mình cũng nói lại là, theo tham khảo thì so với các nước trong khu vực, phí tần số cho di động 2G và 3G của VN thuộc hàng cao nhất đấy (hình như đứng trong top 3).
@tt1dks: trong bài tính toán, mình tính cả 2 chi phí đó cộng lại (vì giấy phép triển khai dịch vụ có 10tr thì đáng gì), bạn xem lại sẽ rõ.
Mình rất quan tâm đến tổng chi phí phải trả cho băng tần của các nước trong khu vực khi triển khai 2G, 3G...(vì mình chỉ có số lệu công khai của các nước phát triển). Bạn nào biết thì chỉ mình, để mình có thể viết 1 bài so sánh 1 cách công bằng hơn.
Mời các bạn tham khảo thêm:
Trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Bộ TTTT:
Thủ tướng Chính phủ đã nhất trí cấp phép 3G theo hình thức Thi tuyển (Beauty Contest). Bộ TT&TT đã ban hành Quy định thi tuyển, thành lập Hội đồng thi tuyển và đang gấp rút tham khảo kinh nghiệm quốc tế, lấy ý kiến tư vấn, tham gia của doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ mời thi tuyển. Dự kiến kế hoạch sẽ phát hồ sơ mời thi tuyển trong tháng 2/2008, doanh nghiệp sẽ có 3 tháng chuẩn bị hồ sơ, sau đó Hội đồng sẽ chấm điểm các hồ sơ (1 tháng), báo cáo kết quả lên TTCP và tiến hành cấp phép cho các hồ sơ trúng tuyển trong Qúy II/2008. Có thể doanh nghiệp sẽ mất 1,2 năm triển khai.
Đúng là việc tổ chức đấu giá tần số 3G sẽ giúp nhà nước thu được khoản tiền từ các doanh nghiệp cho việc sử dụng tài nguyên tần số. Tuy nhiên, việc đấu giá tần số cũng sẽ tạo ra gánh nặng cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam vì phải dành một lượng tiền lớn cho việc này trong khi nguồn lực tài chính của một số doanh nghiệp chưa phải đã dư thừa. Điều này ảnh hưởng đến việc đầu tư, phát triển mở rộng hạ tầng mạng lưới của các doanh nghiệp Việt Nam nhất là trong giai đoạn cần phải tập trung nguồn lực để tạo lập thế mạnh canh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong những năm tới khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết của mình trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông với WTO. Tại một số nước trên thế giới (như Đức, Hà lan, Ý, Pháp, Anh) do quá kỳ vọng vào dịch vụ3G nên các doanh nghiệp đã trả giá rất cao để có được giấy phép 3G. Điều này đã tác động ngược trở lại, làm ảnh hưởng đến khả năng triển khai mạng lưới và cung cấp dịch vụ 3G của doanh nghiệp. Do đó, việc tổ chức thi tuyển 3G sẽ đảm bảo được mục tiêu thu phí, lệ phí tần số phù hợp với nguồn tài chính của các doanh nghiệp hiện nay nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu xã hội thông qua các cam kết thực hiện của các doanh nghiệp. Hơn nữa, việc tổ chức thi tuyển cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng. Như vậy có thể thấy hình thức đấu thầu tần số hay Thi tuyển đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bộ TT&TT đã nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong việc cấp phép3G (thực tế là IMT-2000 trong dải tần 1900-2200 MHz) để áp dụng vào Việt Nam.. Cùng với sự phát triển của dịch vụ 3G trong thời gian gần đây, tất cả các nước cấp phép sau này đều áp dụng hình thức Thi tuyển, vì ngoài nội dung về tài chính, còn nhiều tiêu chí khác. Tôi cho rằng, thi tuyển là hình thức phù hợp nhiều nước đã lựa chọn đối với3G.
-Ngày 20/11/2007 Bộ TTTT đã ban hành quy định (theo QĐ số 415/QĐ-BTTTT) về việc cấp phép thiết lập mạng 3G (WCDMA) trong băng tần 1900-2200MHz sẽ được thực hiện thông qua hình thức thi tuyến. Đối tượng được tham gia thi tuyển là các doanh nghiệp viễn thông đã được cấp phép TLM&CCDV viễn thông di động mặt đất.
Doanh nghiệp trúng tuyển được xét cấp một GP TLM&CCDV 3G (thời hạn 15 năm) và một giấy phép băng tần (thời hạn 15 năm) để sử dụng 1 trong 4 lô tần số trong đoạn băng tần 1900-2200MHz.
Trong pháp lệnh BC - VT chưa tiến hành đấu thầu phát tần số, mà chỉ thu phí theo các quyết định 22/2005/BTC và 61/2007/BTC, thu phí dựa trên độ rộng băng tần, giá trị cung cấp dịch vụ của băng tần đó. Hiện tại ngân sách 2007 thu được 280 tỷ phí tần số. Hiện chúng ta chưa đấu giá phổ tần, trên thế giới cũng chỉ có một số nước đấu giá phổ tần trên một số băng tần, chứ không làm toàn bộ.
Ta đang nghiên cứu kinh nghiệm và sẽ quy định hình thức đấu giá trên một số tần số, nếu được Quốc hội chấp nhận. Vấn đề thu phí, đấu giá thì mỗi quốc gia nghiên cứu kỹ, xác định mục đích là để thu tiền hay phát triển dịch vụ viễn thông và phát thanh truyền hình trên các băng tần đó. Điều này sẽ được Chính phủ quyết định.
(C) VNN
Như vậy là Bộ TT-TT cũng đang nghiên cứu để tiến hành đấu giá trên một số tần số, đó là tín hiệu đáng mừng.
Còn về chuyện các doanh nghiệp không có đủ điều kiện tài chính thì hơi khó hiểu. Vì hiện nay các mạng GSM đã khấu hao xong, khuyến mãi chưa từng thấy (và cũng tạo ra lượng thuê bao ảo khổng lồ), làm cho doanh nghiệp mới không thể xâm nhập thị trường. Để xem Gtel giải quyết thế nào.
3G nếu không đấu giá thì gần như cho không. Các doanh nghiệp sẽ không chú tâm triển khai. Nếu tình hình như hiện nay, doanh thu của 3G chiếm tỉ lệ nhỏ so với 2G, thì doanh nghiệp giành được giấy phép 3G cũng chỉ để lấy tiếng mà thôi.
Thực sự là nếu doanh nghiệp chưa có nhu cầu, dừng bắt buộc họ phải thi tuyển 3G (hiện giờ nếu không đăng kí thì sau này sẽ không còn cơ hội). Lại lấy thí dụ ở Pháp, 4 giấy phép 3G đâu phải cấp cùng một lúc. Ngay cả đến thời điểm này, giấy phép thứ 4 vẫn còn bỏ trống, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp khác.
@ Hải Nam:
Về việc thi tuyển 3G:
- Các DN thi tuyển sẽ phải nộp bảo lãnh 1 khoản không nhỏ kèm với các cam kết triển khai mạng. Khoản bảo lãnh này sẽ bị thu lại nếu DN không thực hiện đúng cam kết, đồng thời giấy phép sẽ bị thu hồi. Vậy chắc không phải lo DN giữ giấy phép để không!
- Về nhu cầu 3G: hoàn toàn không có yêu cầu bắt buộc các DN phải tham gia. Phổ tần 3G đợt này có 4 giấy phép, hiện tại đối chiếu tiêu chuẩn tham dự thì có đến 6 DN được phép dự thi, vậy có DN nào muốn đứng ngoài không ???
@tt1dks: Chúng ta làm việc và bình luận dựa trên số liệu cụ thể. Nếu bạn có số liệu chính xác "1 khoản không nhỏ" đó, thì xin bạn cung cấp thông tin cho những ai quan tâm.
Chúng ta sẽ cùng so sánh để làm rõ khoãn đó "nhỏ hay không" và các doanh nghiệp tham gia thi tuyển 3G có thật sự nghiêm túc hay chỉ lo giữ chỗ.
tôi thấy TTCN có bài này làm rõ một số vấn đề các bạn trao đổi ở trên article/6700
article/11465
Cuối cùng thì VN cũng , tuy nhiên rất tiếc là các phổ tần tốt nhất sử dụng để triển khai các công nghệ di động đã được "chia chác" hết cho các doanh nghiệp lớn.
Bây giờ bắt đẦu đấu giá... thì cũng tương tự việc xây dựng lên 1 bức tường "kinh tế" bảo vệ các doanh nghiệp đà được cấp phép phổ tần và ngăn cản các doanh nghiệp mới tham gia thị trường.
Tuy nhiên có còn hơn ko, ít nhất tài nguyên của quốc gia ko bị phí phạm nữa và hạn chế tiêu cực của việc xin và cho.
Hic, cái gì cũng có một quá trình, từ xin - cho đến thi tuyển và rồi đấu giá. Không phải đấu giá là hoàn toàn tốt đâu, nó chỉ phù hợp khi thị trường phát triển ở một mức độ nhất định, và các luật pháp liên quan cung phải thật tốt.
Người ta đã phải thừa nhận hậu quả của việc đấu giá phổ tần 3G ở Anh và Đức đó thôi.
Tác giả nên tìm hiểu kỹ các văn bản pháp luật trước khi đăng. Cách tính phí bạn viết là theo QĐ 22 đã được thay thế bằng QĐ 61 của Bộ Tài chính, không phải Cục Tần số.
Tác giả cũng như Ban biên tập TTCN nên tìm hiểu và kiểm tra tính chính xác của các thông tin đăng tải. Nếu cứ để tình trạng bài viết đăng tải thông tin không chính xác thì uy tín của TTCN sẽ giảm đi rất nhiều đó. Thanks.
Bài viết này mình viết cách đây tận "2,5 năm", khi các quy định, thông tin về chi phí, thi tuyển 3G còn rất mập mờ. Hiển nhiên lúc đó bài viết mang tính chất "rất thời sự", tuy nhiên vào thời điểm hiện tại thì các con số ko còn chính xác nữa, nhưng đây vẫn là một bài viết tích cực vì lợi ích của nhân dân và cả doanh nghiệp.