Có thể nói 2009 là một năm "nóng bỏng" của thế giới công nghệ. Suy thoái kinh tế đã không cản được các gã khổng lồ vung hàng tỉ USD để mua lại các hãng khác; và sự ra mắt của một loạt "bom tấn" như Windows 7, hệ điều hành Google Android... càng làm cho thế giới công nghệ trở nên sôi động hơn.

Dưới đây là 10 sự kiện công nghệ của năm 2009 cho IDG bình chọn, đăng trên báo PC World.

1. Thôn tính lẫn nhau

Hồi tháng 4, Oracle đã trả giá cao hơn hẳn IBM để cố mua cho được Sun Microsystems với giá 7,4 tỉ USD. Mục đích chính của Oracle là muốn gây dựng lại ngành công nghiệp công nghệ, cũng như tăng lợi thế cạnh tranh với các hãng khác. Tuy chưa có quyết định cuối cùng nhưng EU đã phản đối vụ sáp nhập này vì lo ngại các dấu hiệu độc quyền, và đặc biệt là chúng có thể làm tổn hại tới thị trường cơ sở dữ liệu nguồn mở đang bắt đầu nảy nở.

Ngoài thương vụ Oracle - Sun, thế giới công nghệ còn chứng kiến vụ HP mua lại gã khổng lồ EDS với giá tới 13,9 tỉ USD hồi tháng 5/2009. Tháng trước, HP còn mua lại 3Com với giá 2,7 tỉ USD.

2. Microsoft ra mắt Windows 7

Ngày 22/10, CEO Steve Ballmer của Microsoft đã chính thức tuyên bố ra mắt hệ điều hành đầy mong đợi Windows 7. Ballmer đã khẳng định đây là hệ điều hành có tốc độ xử lí nhanh, bảo mật, hỗ trợ cảm ứng đa điểm và nhiều tính năng hay hơn so với người tiền nhiệm Vista. Tuy nhiên, khi Windows 7 ra mắt, hệ điều hành Windows XP vẫn được sử dụng trên hơn 70% máy tính của người dùng.

3. Hệ điều hành Chrome OS ra đời

Chưa đầy 1 tháng sau khi Windows 7 ra mắt, Google đã công bố về hệ điều hành Chrome OS cho cộng đồng nguồn mở. Google cho biết, Chrome có tốc độ xử lí nhanh, đơn giản và bảo mật hơn so với các hệ điều hành hiện có trên thị trường. Nhưng đây là hệ điều hành hoạt động trên nền web nên chúng chỉ chạy các ứng dụng web và sẽ không thể chạy các ứng dụng được xây dựng dành cho hệ điều hành di động Android của chính hãng. Hơn nữa, các thiết bị ngoại vi dành cho máy tính cài Chrome sẽ phải tuân theo các thông số kỹ thuật phù hợp với chúng. Điều này có nghĩa là chúng khó có thể thay thế các HĐH PC hiện nay. Vì vậy, không có nhiều chủ nhân của PC sẵn sàng vứt bỏ các thiết bị phần cứng mà họ đang sử dụng để đáp ứng với Chrome.

4. Microsoft kí kết hợp tác với Yahoo

Một năm rưỡi sau khi Micrsoft đề nghị mua Yahoo với giá 44,6 tỉ USD nhưng không thành công. Hai hãng đã có nhiều cuộc đám phán và cuối cùng sau khi Carol Bartz lên nhận chức CEO của Yahoo, thỏa thuận này mới được chính thức kí kết. Việc bắt tay của hai hãng là nhằm cùng hợp sức chống lại gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm Google.

Theo thỏa thuận, bộ máy “non trẻ” Bing sẽ sử dụng các trang tìm kiếm của Yahoo và Yahoo sẽ bán các dịch vụ quảng cáo trên công cụ tìm kiếm cho cả hai hãng. Tuy nhiên, thương vụ này vẫn còn đang chờ EU thông qua mới có thể đi vào triển khai chính thức.

5. Government 2.0: Tổng thống Mĩ Obama đưa công nghệ vào kế hoạch kích cầu

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có một chương trình nghị sự đưa CNTT vào trong kế hoạch kích cầu để vực kinh tế thoát khoải suy thoái. Tổng thống Obama, một người hâm mộ BlackBerry, đã đem công nghệ, mạng xã hội và trí thông minh trong kinh doanh phục vụ cho chiến dịch tranh cử của ông. Năm nay, nhà trắng vừa triển khai hệ thống quản trị nội dung nguồn mở Drupal, dùng YouTube để truyền thông đại chúng và khuyến khích các dự án như data.gov và recovery.gov.

Hồi tháng hai, trong lúc chờ thượng viện thông qua, hạ viện Mĩ đã thông qua gói kích cầu trị giá 7,2 tỉ USD dành cho phát triển mạng băng rộng, 17 tỉ USD để khuyến khích triển khai bệnh án điện tử, và 11 tỉ USD để kết nối hệ thống lưới điện với mạng Internet.

Tháng 10 vừa qua, Ủy ban Truyền thông liên bang Mĩ đã đệ trình việc xây dựng các luật trung lập của mạng Internet. Điều đó sẽ ngăn chặn các hãng cung cấp mạng băng rộng khóa hay làm chậm nội dung web.

6. CEO Steve Jobs quay lại văn phòng làm việc

Cuối tháng 6, sau khi trải qua đợt điều trị của căn bệnh ung thư tuyến tụy Jobs đã quay trở lại với cương vị CEO của Apple. Ông đã rời cương vị vì lý do sức khỏe vào đầu tháng 1 vừa qua và hiện được coi là chiến lược gia và nhà lãnh đạo số một tại Apple. Sự thành công của Apple phải kể đến từ khi Jobs trở lại làm việc với Apple vào năm 1997. Từ năm đó, hãng đã ra mắt thành công các sản phẩm như iPod, iPhone và máy Mac được hồi sinh sử dụng chip của Intel.

7. Làn sóng tiểu blog

Tiểu blog và mạng xã hội được dùng như một trò tiêu khiển của người dùng trên toàn thế giới  Nhưng Twitter có thể là phương tiện dành cho các thông tin thời gian thực. Chẳng hạn như cuộc bầu cử lại tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã gây nên những cuộc hỗn loạn ở Iran trong thời gian qua. Và các nhà báo Phương Tây đã không được vào đưa tin trong quốc gia này nhưng  hồi tháng 6, những người dùng Twitter địa phương đã từng bước gửi những thông điệp lên Twitter để giúp thế giới theo dõi các sự kiện biểu tình của những người chống đối ở Iran. Ngoài ra, Twitter cũng được sử dụng để truyền thông tin về các sự kiện khác trong năm. Bên cạnh đó, Twitter ở Iran cũng được sử dụng cho các cuộc tấn công trừ chối dịch vụ nhằm phản đối các cơ quan trọng yếu của chính phủ nước này.

8. Intel đương đầu với luật chống độc quyền

Chống độc quyền là một vấn đề đáng lo lắng đối với gã khổng lồ Intel khi hồi tháng 5 vừa qua hãng đã bị EU tuyên phạt 1,45 tỉ USD vì vi phạm luật chống độc quyền và có các thủ đoạn cạnh tranh không lạnh mạnh trong thị trường sản xuất chip.

Năm 2008, Ủy ban thương mại Hàn Quốc đã phạt Intel 25 triệu USD về việc lạm dụng vị trí thống thị của hãng trong thị trường chip. Intel sẽ phải chống đỡ với cuộc chiến chống độc quyền ở nhiều nước khác nhau. Hồi tháng 11, Intel và AMD đã công bố đã đạt được thỏa thuận để chấm dứt các vụ kiện tụng chống độc quyền và những tranh cãi về đăng kí bản quyền giữa hai bên. Nhưng Intel sẽ phải trả cho AMD 1,25 tỉ USD.

Mặc dù vậy, cuộc chiến chống độc quyền vẫn chưa kết thúc đối với hãng. Ủy Ban thương mại Liên bang Mỹ sẽ tiến hành điều tra việc kinh doanh của Intel và tháng 11, Andrew Cuomo bộ trưởng tư pháp New York đã cho biết, Intel đã thực hiện một chiến dịch có hệ thống của sự quản lý trái pháp luật.

Do đó, Intel sẽ phải suy nghĩ lại chiến lược của hãng về việc chiết khấu đối với những người bạn sản xuất PC của hãng và AMD có hơn 1 tỉ USD để hỗ trợ thực hiện chiến lược đó.

9. Droid tăng “sức nóng” cho cuộc chiến smartphone

Tháng 10 vừa qua, Motorola đã ra mắt chiếc smartphone Droid (nổi tiếng ở Anh như một sự kiện quan trọng) – một đối thủ dày nửa inch dành cho ngôi vua smartphone. Sản phẩm được trang bị màn hình cảm ứng 3,7-inch, bàn phím dạng trượt. Thiết bị là đối thủ “nặng ký” đầu tiên thách thức iPhone và BlackBerry.

Droid hoạt động trên hệ điều hành Android của Google đang rất thịnh hành trên thị trường netbook và ĐTDĐ. Sự ra mắt của Droid được coi là một trong những sự kiện công nghệ điển hình của năm, điểm nổi bật toàn cầu về các thiết bị dạng nhỏ kết nối với mạng Internet.

10. Những dự đoán CNTT

Sự suy thoái kinh tế đã là câu chuyện cho mọi lĩnh vực trong năng nay nhưng ngành công nghệ đã có một vị thế đặc biệt của sự hồi phục. Đầu tháng 12, IDC nhắc lại thông tin của các hãng nghiên cứu thị trường khác khi họ tuyên bố rằng, CNTT sẽ dẫn thế giới thoát khỏi suy thoái kinh tế. Chi tiêu CNTT toàn cầu sẽ tăng 3,2% vào năm 2010 và sẽ quay trở lại mức chi tiêu trước suy thoái kinh tế của năm 2008 là khoảng 1,5 nghìn tỉ USD.

Ngành CNTT đã không tồi tệ như những lời tiên đoán trước đây. Gartner cho biết, doanh thu chip toàn cầu sẽ đạt 226 tỉ USD vào năm 2009, giảm 11,4% so với năm ngoái nhưng vẫn còn tốt hơn so với dự đoán trước đây khi cho rằng sự sụt giảm này là 17,1%.

Trong khi đó, IDC cho biết, lượng xuất xưởng PC toàn cầu trong Quý III tăng 2,3% so với năm ngoái, lên mức 78,1 triệu đơn vị. Đây là Quý đầu tiên trong năm nay, lượng xuất xưởng PC tăng so với năm 2008.

Theo VnMedia



Bình luận

  • TTCN (9)
Nemo Nguyen  21665

Windows 7 sẽ là sự kiện lớn nhất trong năm 2009 này Big Grin

Tuấn Ngọc

Nhầm to, hệ điều hành chrome os mới là sự kiện lớn nhất.

Hải Nam  30903

Chrome OS để dành cho năm sau đi bạn, chưa ra mắt chính thức mà Wink Năm sau chắc là sự hợp nhất của Android + Chrome OS ở phần mềm kết hợp với netbook + smartphone (= smartbook) ở phần cứng quá Big Grin

Tu?n Ng?c

Năm sau sẽ còn cái khác, Chrome os chưa chính thức nhưng cũng đã ra mắt rồi còn gì.

Hải Nam  30903

Ra mắt rồi đã sao Wink Chrome OS là cái gì? Một cái HĐH đầy lỗi, chỉ chạy trên được vài cái máy tính vì phần cứng không tương thích, vài ba ứng dụng vớ vẩn... chẳng có mấy ai sử dụng HĐH này. Như vậy sao gọi là sự kiện nổi bật nhất của năm Smile

Bùi Anh Tuấn  624

vậy hả bác Nam ? bác dùng OS Jolicloud chưa ? phê cực ! bác cài thử đi, không đẹp không ăn tiền !

Jolicloud: Hệ điều hành phong cách mới chưa từng có, dung lượng chỉ 600MB, chuyên dụng cho netbook !

không lỗi, mà nhiều cảm xúc, chắc chắn bác sẽ hài lòng về nó, cài nhanh cực kì và đơn giản, tính năng thì vô cùng phong phú, không xài là mất nửa cuộc đời !!!

Hải Nam  30903

Chưa dùng, nhưng hình như comment lạc đề?

sangloamat

Theo tớ đình đám nhất là vụ Microsoft quyết ăn Yahoo trong năm nay và chịu sự phản kháng quyết liệt của Yahoo. "Ăn không được thì đạp đổ", cuối cùng là sự ra đi của sáng lập Yahoo. Microsoft thâm thật. Hihi, lên cả chương trình tivi mà. Tốn nhiều giấy mực của giới truyền thông phết...

Tuấn Ngọc

mới ra, có lỗi là chuyện thường, bác hải nam suy nghĩ lại đê.