Việt Nam mong muốn Tanzania sẽ tạo điều kiện ủng hộ các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là Viettel tham gia thị trường, bởi theo kế hoạch xâm nhập thị trường Tanzania mà tập đoàn này xây dựng, viễn thông sẽ không phải là lĩnh vực đầu tư duy nhất.
Năm 2015, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền chạy đua hút khách bằng việc đầu tư các chương trình độc quyền, hấp dẫn, thay vì cạnh tranh giảm cước thuê bao.
Thị trường truyền hình trả tiền 2014 chứng kiến cuộc chạy đua giảm cước của các nhà cung cấp. Hiện có nhiều ý kiến đề xuất, năm 2015 Bộ TT&TT phải quản lí giá sàn dịch vụ này, tránh việc bán phá giá để cạnh tranh không lành mạnh.
Năm 2013, thị phần truyền hình vệ tinh có sự thay đổi mạnh giữa 3 nhà cung cấp dịch vụ. K+ tăng trưởng được 16% thị phần, Truyền hình An Viên tăng trưởng được 8% thị phần. Trong khi VTC “ngậm ngùi” để tuột mất 23% thị phần về tay đổi thủ.
SCTV mới được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền công nghệ IPTV trên toàn quốc, theo cả hai chuẩn SD và HD. Như vậy, trong năm nay thị trường sẽ có 4 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV là Viettel, VNPT, FPT Telecom và SCTV.
Thị trường truyền hình trả tiền đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt và dự báo, thị phần sẽ còn thay đổi mạnh trong thời gian tới, khi các đại gia viễn thông Viettel, VNPT tham gia.
Chỉ số thuê bao bình quân truyền hình trả tiền ở Việt Nam (ARPU) đang ở mức thấp nhất trong khu vực ASEAN, điều này về lâu dài sẽ không tốt cho thị trường.
Quyết định mở cửa thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam của cơ quan quản lí đã giúp cho thị trường này phát triển mạnh vượt bậc trong thời gian qua, với sự mở rộng cả về số kênh, chất lượng sóng cho đến giá cước của tất cả các loại hình truyền hình trả tiền.
Dự kiến, Nhà nước sẽ quản lí dịch vụ truyền hình OTT như quản lí truyền hình quảng bá. Do đó, các nhà cung cấp thiết bị Android TV Box chỉ được thu phí dịch vụ theo yêu cầu (VOD), còn không được thu phí xem truyền hình.
K+ mới thỏa thuận phân phối gói kênh trên hệ thống Truyền hình cáp Hà Nội (HCATV). Như vậy, K+ đã hợp tác bán gói kênh với 5 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khác nhau với cùng một mức giá thuê bao là 150.000 đồng/tháng.
Ông Gao Di, Phó tổng giám đốc Công ty ABV International cho rằng Việt Nam mới chuyển từ analog sang digital và khách hàng mới chỉ được xem các chương trình bình thường mà chưa có cơ hội xem các chương trình phong phú hơn.
Theo báo cáo từ Cục PT-TH và Thông tin điện tử , sau 3 năm triển khai Quyết định 20 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lí hoạt động truyền hình trả tiền (THTT), các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT trên toàn quốc đã có những bước tiến vượt bậc.
Thời gian qua, giá cước truyền hình trả tiền đã tăng gấp nhiều lần, tuy nhiên các nhà cung cấp dịch vụ không hề giải trình lí do tăng giá với khách hàng.
SCTV bị xử phạt và buộc ngừng cung cấp dịch vụ truyền hình cáp analog tại Hà Nội, nhiều khách hàng vỡ lẽ bấy lâu nay dù trả tiền thuê bao nhưng họ vẫn phải dùng truyền hình “lậu”.
Tháng diễn ra sự kiện World Cup 2014 cũng là mùa làm ăn của các hãng bán tivi và cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Hiện tại K+, MyTV, SCTV, FPT, VTVcab đã tung ra chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút thuê bao nhân dịp này.
Từ cuối năm 2013 tới nay, các hãng truyền hình trả tiền lớn liên tiếp mở rộng thị trường bằng việc đầu tư mở rộng hạ tầng mạng truyền dẫn trên toàn quốc, cùng với đó là tung chiêu khuyến mãi, giảm giá để thu hút thuê bao mới.
“Đấu trường” truyền hình trả tiền (THTT) đã được “đốt nóng” trong năm 2013. Tuy nhiên, thị trường này được dự báo trở nên ác liệt hơn trong năm 2014...
Theo VNPAYTV, đã có một số đài truyền hình (TH) lớn nắm giữ nội dung tốt không muốn chia sẻ cho các nhà cung cấp DV TH trả tiền khác. Việc độc quyền...